Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án bài Lòng yêu nước

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 6 bài “Lòng yêu nước” sẽ giúp học sinh hiểu hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn: lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thụôc của quê hương...... Giáo án soạn sẵn môn Kể chuyện lớp 5 là nguồn tài liệu bổ ích và thiết thực để giáo viên sẵn sàng cho những tiết dạy hiệu quả trên lớp.

Giáo án bài "Lòng yêu nước"

BÀI: LÒNG YÊU NƯỚC

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • HS biết sơ giản về tác giả I.Ê –ren-bua.
  • HS hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn: Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thụôc của quê hương.
  • Nắm được nét đặc sắc của bài văn tuỳ bút, chính luận này: Kết hợp chính luận và trữ tình, tư tưởng của bài thể hiện đây sức thuyết phục không phải chỉ bằng lí lẽ mà còn bằng sự hiểu biết phong phú, tình cảm thắm thiết của tác giả đối với Tổ quốc Xô Viết.
  • Nét chính về nghệ thuật của văn bản.

2. Kĩ năng:

  • Thực hiện được kĩ năng đọc cảm nhận tác phẩm chính luận giàu chất trữ tình: giọng đọc vừa rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.
  • Thực hiện thành thạo kĩ năng nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Trình bày được suy nghĩ, tình cảm của bản thân về đất nước mình.

3. Thái độ:

  • Giáo dục lòng yêu nước cho HS.
  • Tích hợp lồng ghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.

II. Nội dung học tập

  • Ngọn nguồn sức mạnh của lòng yêu nước.

III. Chuẩn bị.

  • GV: Tư liệu liên quan đến bài.
  • HS: Đọc văn bản, tìm hiểu nội dung văn bản.

IV. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

Kiểm diện:……………………………………………..

2. Kiểm tra miệng:

Câu hỏi 1: Nêu đại ý bài “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới? (8đ)

Đáp án: Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp mọi vùng đất nước, tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

Câu hỏi 2: Tác giả của bài “Lòng yêu nước” là ai, người nước nào? Em hãy cho biết đôi nét nội dung văn bản này? (2đ)

Đáp án: Tác giả I.Ê-ren-bua, người Nga; Những biểu hiện của lòng yêu nước và sức mạnh to lớn của lòng yêu nước.

3. Tiến trình bài học:

Lòng yêu nước là gì và lòng yêu nước được thể hiện như thế nào thì tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu vài văn "Lòng yêu nước" của I.Ê-ren-bua.

Hoạt động của GV và HSNội dung bài học

Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. (10p)

- GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.

Y/C:

  • Giọng rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc. Nhịp điệu chậm, chắc, khỏe, chân thật.
  • Câu cuối cùng đọc thật tha thiết, xúc động.
  • Chú ý đọc chính xác các từ ngữ phiên âm.

- GV nhận xét, sửa chữa.

- Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm?

- Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.

Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích văn bản. (20p)

? Bài văn được chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của từng phần?

2 phần:

  • Từ đầu… lòng yêu Tổ quốc: Biểu hiện cụ thể lòng yêu nước (ngọn nguồn của lòng yêu nước).
  • Còn lại: Sức mạnh của lòng yêu nước.

? Nêu đại ý của bài văn?

- Bài văn lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi, tình yêu gia đình, xóm làng, miền quê. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đầu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:

1. Đọc:

2. Chú thích: SGK/107.

II. Phân tích văn bản:

1. Ngọn nguồn của lòng yêu nước:

- Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.

Đánh giá bài viết
12 4.455
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm