Giáo án Công nghệ 10 bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng
Giáo án Công nghệ 10 bài 2
Giáo án Công nghệ 10 bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng được thiết kế rõ ràng, chi tiết, sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử lớp 10, soạn giáo án công nghệ 10 cũng như hướng dẫn học sinh hiểu nội dung bài học. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
PHẦN I: NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP
CHƯƠNG I: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG
BÀI 2: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được mục đích , ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
- Biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo
2. Kỹ năng:
- Thông qua việc tìm hiểu các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng rèn luyện cho HS kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát hóa
3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ nghiêm túc trong việc trồng các giống mới
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hình 2.1-> 2.3 SGK phóng to, một số tranh ảnh, băng hình có liên quan đến nội dung bài học
- Phương pháp tổ chức lớp học: Trực quan + Đàm thoại
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tìm hiểu công tác khảo nghiệm giống cây trồng ở địa phương
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định lớp: (1ph) Kiểm tra sĩ số, tác phong.
2. Kiểm tra bài cũ: (2 ph) Giới thiệu nội dung chương I
3. Giảng bài mới: (40 ph)
Mở bài: (2ph) Muốn sản xuất một giống mới nhập nội hoặc chuyển một giống mới từ nơi khác về địa phương để sản xuất ta phải tiến hành khảo nghiệm giống.Vậy khảo nghiệm giống là gì?
GV tự nêu khái niệm để học sinh hiểu được: Khảo nghiệm giống cây trồng là quá trình xem xét đặc điểm biểu hiện trong thực tế của một giống để xác nhận giống đó có tốt hay không từ đó làm cơ sở để quyết định có đưa vào sản xuất hay không?
Tiến trình tiết dạy (38 ph):
TL | Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung |
13’ | Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng | ||
- Đặt vấn đề: Một số cây trồng thường thích nghi với một số vùng sinh thái nhất định, có các yêu cầu về kỹ thuật, canh tác khác nhau -> Vì sao phải khảo nghiệm giống cây trồng? - Mở rộng: Nếu đưa giống mới vào sản xuất không qua khảo nghiệm thì hậu quả sẽ như thế nào? - Yêu cầu HS kết luận nôi dung | - Cá nhân đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời câu hỏi - - Đai diện HS trả lời, các HS khác góp ý, bổ sung - Dựa vào thông tin trong SGK nêu được: + Cây trồng mới không phù hợp với khí hậu địa phương hoặc tập quán luân canh + Không nắm được kỹ thuật sản xuất giống | I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG: - Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh - Nắm được các yêu cầu kỹ thuật canh tác và hướng sử dụng những giống mới được công nhận. | |
20’ | Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng | ||
- Yêu cầu HS trả lời cá câu hỏi sau khi nghiên cứu thông tin SGK: (?) Thực chất của thí nghiệm so sánh giống là gì? Trong thí nghiệm so sánh người ta thường so sánh với giống nào?Về các chỉ tiêu gì? - Nhận xét phần trả lời của HS, yêu cầu HS kết luận - Mở rộng: Nếu giống đạt tiêu chuẩn thì được gởi đến trung tâm khảo nghiêm giống quốc gia để thử nghiệm ở các vùng khác trên toàn quốc - GV kết luận cho HS ghi. - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi: (?) Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật là gì? - Nhận xét, kết luận - Lưu ý HS: Đây và việc làm của cơ quan khảo nghiệm giống quốc gia và đòi hỏi các bước tiến hành phải tỉ mỉ và chính xác. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: (?)Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích gì? - Nhận xét kết quả trả lời của HS - Kết luận cho HS ghi. | - Đọc thông tin SGK, thảo luận, nêu được: + Thực chất: So sánh với giống tốt nhất + Chỉ tiêu: năng xuất, chất lượng, khả năng chống chịu - Đại diện trả lời, các HS khác góp ý, bổ sung - Kết luận - Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức - Phân tích các thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi - Đại diện HS trả lời câu hỏi, các HS khác góp ý, bổ sung - Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức - Đọc thông tin , thảo luận , nêu mục đích của thí nghiệm sản xuất quảng cáo. | II. CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG: 1. Thí nghiêm so sánh giống - So sánh giống mới với giống sản xuất đại trà (đối chứng) về các chỉ tiêu: Sinh trưởng, phát triển, năng xuất, chất lương nông sản và tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh 2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật - Kiểm tra quy trình kỹ thuật gieo trồng của giống. - Tiến hành ở mạng lưới khảo nghiệm giống quốc gia để xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống… - Sau khảo nghiệm, những giống đáp ứng yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận sản xuất đại trà. 3. Thí nghiệm sản xuất, quảng cáo - Bố trí sản xuất trên diện tích lớn → tổ chức hội nghị đầu bờ để khảo sát, đánh giá kết quả. - Đồng thời phổ biến, quảng cáo giống mới đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng | |
5’ | Hoạt động 3: Củng cố, đánh giá | ||
(?) Mục đích và ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là gì? Và có những loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng nào? - GV nhận xét, hoàn thiện. | - Dựa vào kiến thức tiếp thu được trong bài học HS trả lời, các HS khác góp ý, bổ sung, hoàn thiện kiến thức |
4. Dặn dò (2 ph):
- Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK trang 11
- Tìm hiểu các giống cây trồng mới đang được sản xuất ở địa phương
IV. RÚT KINH NGHIỆM