Giáo án Công nghệ 10 bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
Giáo án Công nghệ 10 bài 25
Giáo án Công nghệ 10 bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản được thiết kế rõ ràng, chi tiết, sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử lớp 10, soạn giáo án công nghệ 10 cũng như hướng dẫn học sinh hiểu nội dung bài học. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
Giáo án Công nghệ 10 bài 24: Thực hành: Quan sát nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi
Giáo án Công nghệ 10 bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản
Bài 25: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ THUỶ SẢN
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
- Hiểu được thế nào là nhân giống thuần chủng, mục đích của nhân giống thuần chủng.
- Hiểu được lai giống là gì, mục đích và một số phép lai giống sử dụng phổ biến ở nước ta.
- Phân biệt được nhân giống thuần chủng và lai giống, lấy được các ví dụ thực tế ở địa phương.
- Hình thành tư duy có định hướng về sử dụng các biện pháp nhân giống phục vụ mục đích cụ thể để phát triển chăn nuôi.
II. Chuẩn bị
1. Phương pháp
Vấn đáp, thảo luận nhóm.
2. Phương tiện
- Phóng to các hình 25.1, 25.2, 25.3, 25.4, 25.5 trong SGK
- Phiếu học tập
- Sưu tầm các ví dụ các công thức nhân giống thuần chủng và lai giống vật nuôi.
III. Tiến trình thực hiện:
1. Ổn định lớp, kiểm ta sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi?
3. Nội dung:
Đặt vấn đề: Hiện nay ở nước ta nguồn giống vật nuôi và giống thuỷ sản rất phong phú và đa dạng với chất lượng tốt được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Để tạo ra nguồn giống đó thì người ta có những phương pháp tạo giống nào? Cách tiến hành ra sao? Mục đích sử dụng ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 25
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung kiến thức | ||||||||||||
GV đưa ra một số công thức NGTC ở địa phương: VD1:♀ Móng Cái x ♂ Móng Cái → Móng cái VD2: ♀ Gà Ri x ♂ Gà Ri → Gà Ri Tìm hiểu 2 VD trên cho biết NGTC là gì? Lấy một vài VD về các công thức NGTC ở dịa phương? NGTC sử dụng trong trường hợp nào? Quan sát sơ đồ 25.1, phân tích và nêu các mục đích của NGTC là gì? Nêu VD: ở lợn ♂ Đai Bạch x ♀ Móng Cái → Con lai Bò: ♀ Bò vàng X ♂ Hà Lan → Bò sữa Việt Nam Từ VD trên cho biết các con vật nuôi được tạo ra bằng cách nào? Từ đó cho biết lai giống là gì? So sánh tầm vóc, năng suất thịt của lợn lai so với lợn nội(Móng Cái), Năng suất sữa của bò vàng so với bò sữa? → Mục dích của lai giống là gì? Đọc SGK phần 3 mục a cho biết lai kinh tế là gì? Có gì giống và khác với lai giống? Xem sơ đồ lai kinh tế thuộc hình 25.2, 25.3, 25.4 hoàn thành phiếu học tập sau GV chia lớp thành 4 nhóm sau đó kiểm tra kết quả từng nhóm, nhận xét và ra tờ nguồn Quan sát và phân tích sơ đồ lai hình 25.5 SGKcho biết đặc điểm của lai gây thành: Số lượng giống tham gia lai, con lai, mục đích của con lai là gì? Phân biệt sơ đồ lai kinh tế 3 giống và lai tạo thành? | HS phân tích VD kết hợp SGK trả lời HS suy nghĩ trả lời: - Phục hồi và duy trì các giống có nguy cơ tuyệt chủng -Phát triển về số và chất lượng của giống sẵn có HS tìm hiểu thực tế trả lời Phân tích VD, Kết hợp SGK trả lời Học sinh quan sát tranh và hoàn thành phiếu học tập
HS quan sát và phân tích sơ đồ và TL: - Có nhiều giống (3) - con lai mang 3 máu tổ hợp được đặc tính tốt của 3 giống ban đầu - con lai cuối được nhân lên với số lượng lớn HS so sánh 2 sơ đồ thấy sự khác nhau là mục đích sử dụng con lai | I. Nhân giống thuần chủng 1. Khái niệm Nhân giống thuần chủng là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa hai cá thể đực và cái cùng giống để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó. VD: Lợn đực Móng Cái X Lợn nài Móng Cái→Lợn Móng Cái. 2. Mục đích - Phát triển về số lượng. - Duy trỡ, củng cố, nõng cao về chất lượng của giống. II- Lai giống 1. Khái niệm Lai giống là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa hai cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới, tốt hơn bố mẹ. 2. Mục đích - Sử dụng ƯTL, làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con, nhằm thu được hiệu quả cao trong chăn nuôi và thủy sản. - Làm thay đổi đặc tính di truyền của giống đó cú hoặc tạo ra giống mới. 3. Một số phương pháp lai a. Lai kinh tế: - Lai kinh tế đơn giản - Lai kinh tế phức tạp b. Lai gây thành - Khái niệm: - Ưu điểm: |
IV. Củng cố
HS trả lời những câu hỏi sau:
1. So sánh nhân giống thuần chủng và lai giống?
2. So sánh lai gây thành và lai kinh tế?
V. Dặn dò
Sưu tầm một số giống vật nuôi được tạo ra bằng phương pháp lai kinh tế và lai gây thành ở địa phương?