Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 10 bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản

Giáo án Công nghệ 10 bài 40

Giáo án Công nghệ 10 bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản được thiết kế rõ ràng, chi tiết, sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử lớp 10, soạn giáo án công nghệ 10 cũng như hướng dẫn học sinh hiểu nội dung bài học. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

BÀI 40: MỤC ĐÍCH, ‎Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN

A / Mục đích, yêu cầu:

1/ Kiến thức:

Sau khi học xong bài, HS phải:

  • Hiểu được mục đích và ‎ nghĩa của công tác này
  • Biết được các dặc điểm cơ bản của nông lâm thuỷ sản và ảnh hưởng của đk MT đến chất lượng của nông lâm thuỷ sản trong bảo quản chế biến

2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu SGK, liên hệ thực tế SX

3/ Giáo dục tư tưởng: HS thấy được tầm quan trọng của công tác bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản trong đời sống hàng ngày

B/ Chuẩn bị của thầy và trò:

1/ Chuẩn bị của thầy: Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV.

Kho silô: kho bảo quản chứa nhiều silô. Silô thường có hình trụ, phía trên là chóp nhọn chống mưa, tuyết. Phía dưới có cửa để có thể tháo rút lấy nông sản ra khỏi kho. Silô thường đượclàm bằng thép, có hệ thống thông gió.

Tác dụng của kho silô: hạn chế sự phá hoại của chuột, nấm côn trùng, thuận lợi cho việc cơ giới hoá công tác vận chuyển và bảo quản.

2/ Chuẩn bị của trò: Nghiên cứu SGK, tìm thêm 1 số số liệu có liên quan

C/ Tiến trình bài dạy:

I/ Ổn định tổ chức: Lớp 10A3, 10A4, 10C1

II/ Kiểm tra bài cũ

III/ Dạy bài mới:

ĐVĐ cho mục I: Thảo luận nhóm:

N1 (?) Cho biết sau khi gặt lúa xong ND ta thường có các HĐ để bảo quản thóc lúa ntn? Nhằm mục đích gì? ( Phơi khô, quạt sạch, đóng bao, đựng trong thùng kín.... --> nhằm hạ tỉ lệ nước trong hạt, loại bỏ tạp chất hạn chế tác hại của chuột, nấm côn trùng gây hại, không để cho hạt nảy mầm do đó dự trữ được dài ngày)

N2 (?) Đối với tre gỗ ND thường bảo quản ntn? Nhằm MĐ gì?

(Ngâm trong nước để diệt trừ sâu bệnh, làm cho các TB sống của tre gỗ có đủ thời gian hoá gỗ nên hạn chế được nấm và mọt phá hoại)

N3 (?) Đối với thuỷ sản như tôm cá... ngư dân thường bảo quản ntn? (phơi khô hoặc làm đông lạnh)

(?) Vậy mục đích của công tác bảo quản là gì?

Hoạt động

Nội dung

GV đưa các VD trên để yêu cầu HS chỉ rõ MĐ của việc bảo quản

GV: giải thích hình 40: Kho silô:

(?) Kể các HĐ chế biến nông lâm thuỷ sản mà em biết?

HS: sát thóc thành gạo, làm mì sợi, miến, bún khô, mì ăn liền, đóng hộp hoa quả, chế biến nước uống từ hoa quả..

(?) Mục đích của các HĐ chế biến đó là gì?

(?) Tại sao phải tìm hiểu đặc điểm của nông lâm thuỷ sản?

HS: Để đảm bảo chất lượng của chúng trong việc bảo quản chế biến

(?) Cho biết vai trò của N-L-TS đối với đời sống con người?

HS: Cung cấp chất dd như...., cung cấp nguyên vật liệu cho ngành CN chế biến như giấy, đồ gia dụng, đồ mĩ nghệ...

(?) trong đk bình thường N-L-TS dễ bảo quản hay khó, vì sao?

HS: Khó vì nhiều nước --> VSV dễ xâm nhập

Thảo luận nhóm:

N1: Những đk nào của MT có thể ảnh hưởng tới chất lượng N-L -TS trong quá trình bảo quản?

N2: Phân tích ảnh hưởng của độ ẩm đến chất lượng của N - L - TS?

N3: Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ đến chất lượng của N - L - TS?

(?) Nếu có cả độ ẩm nà nhiệt độ cao thì còn gây ra tác hại ntn?

HS: hạt nảy mầm--> củ, hạt bị hư hỏng

GV: HS đọc phần thông tin bổ sung SGK trang 121

I/ Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản:

1/ Mục đích, nghĩa của công tác bảo quản nông lâm thuỷ sản:

- Nhằm duy trì đặc tính ban đầu của nông lâm thuỷ sản, hạn chế tổn thất và chất lượng của chúng

2/ Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông lâm thuỷ sản:

- Duy trì nâng cao chất lượng SP

- tạo đk cho việc bảo quản

- Tạo ra nhiều SP có giá trị đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng

II/ Đặc điểm của nông lâm thuỷ sản

- Là lương thực thực phẩm cung cấp các chất dd cần thiết cho con người

VD:

- Lâm sản: là nguyên liệu cho 1 số ngành công nghiệp chế biến

- Chứa nhiều nước

- Dễ bị VSV xâm nhiễm gây thối hỏng

III/ Ảnh hưởng của đk MT đến nông lâm thuỷ sản trong quá trình bảo quản:

- Độ ẩm KK cao vượt quá giưới hạn cho phép làm cho SP ẩm trở lại thuận lợi cho VSV và côn trùng PT

Độ ẩm cho phép bảo quản thóc gạo là 70-80%, rau quả tươi là 85 - 90%

- Nhiệt độ KK tăng thuận lợi cho sự PT của VSV và côn trùng gây hại, thúc đẩy các PƯ sinh hoá của SP đánh thức quá trình ngủ nghỉ của hạt, làm giảm chất lượng SP

- Các SV gây hại như chuột, VSV, nấm, sâu bọ...Khi gặp đk MT thuận lợi chúng PT nhanh, xâm nhập và phá hoại N.L.TS

IV/ Củng cố: Chọn phương án trả lời đúng nhât :

a. N-L-TS là nguyên liệu cho CN chế biến

b. N-L-TS chứa nhiều chất dd

c. N-L-TS chứa nhiều nước

d. Cả a,b,c

e. Cả b, c

Đáp án e (câu a sai và chỉ có lam sản mới là nguyên liệu cho CNCB)

V/ Bài tập về nhà: tìm hiểu các PP bảo quản củ, hạt thường thấy ở địa phương em

VI. Rút kinh nghiệm - Bổ sung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 10

    Xem thêm