Giáo án Công nghệ 11 bài 27: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng
Giáo án Công nghệ 11 bài 27
Giáo án Công nghệ 11 bài 27: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng bám sát với chương trình của bài học, cách trình bày rõ ràng và chi tiết sẽ là tài liệu hữu ích cho các giáo viên soạn giáo án điện tử lớp 11. Hi vọng đây sẽ là giáo án môn công nghệ 11 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.
Giáo án Công nghệ 11 bài 26: Hệ thống làm mát
Giáo án Công nghệ 11 bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điezen
Bài 27: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Qua bài giảng HS cần biết được:
Nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
2. Kĩ năng:
Đọc được sơ đồ khối của hệ thống.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
1. Phương pháp:
- Dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp dạy học tích cực.
2. Đồ dùng dạy học:
- Tranh và vật thật.
- Máy chiếu.
- Bộ chế hòa khí cũ.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
I. Phân bố bài giảng:
Bài giảng được thực hiện trong 1 tiết, gồm các nội dung:
- Nhiệm vụ và phân loại.
- Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí.
- Hệ thống nhiên liệu phun xăng.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
GV hỏi:
- Có mấy cách làm mát cho động cơ?
- Xe máy làm mát bằng gì? Khi đi xe máy có nên tháo yếm xe máy không? Tại sao?
HS trả lời, GV nhận xét cho điểm.
2. Đặt vấn đề vào bài mới:
Trong động cơ đốt trong, mỗi cơ cấu hệ thống đều đóng vai trò rất quan trọng để động cơ làm việc được. Hệ thống cung cấp nhiên liệu trong động cơ xăng có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu để động cơ hoạt động được ở các chế độ khác nhau. Để hiểu rõ nguyên lí làm việc của hệ thống này học bài 27.
Nội dung | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống | ||
1. Nhiệm vụ: | - Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng có nhiệm vụ gì? | HS trả lời. |
Bài tập: (Đáp án: B) | Câu hỏi: Hãy khoanh vào chữ cái ở đầu câu mà em cho là đúng. Nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng? A. Cung cấp hỗn hợp xăng – không khí vào xilanh động cơ và thải khí cháy ra ngoài. B. Cung cấp hỗn hợp xăng - không khí vào xilanh động cơ theo đúng yêu cầu phụ tải và thải sạch khí cháy ra ngoài. C. Cung cấp hỗn hợp xăng – không khí vào xilanh động cơ theo đúng yêu cầu phụ tải và thải không khí cháy ra ngoài. | HS trả lời câu hỏi. |
Kết luận: | GV nhận xét trả lời của HS và kết luận: + Cung cấp hỗn hợp xăng – không khí sạch vào xilanh động cơ theo đúng yêu cầu phụ tải. + Thải sạch khí cháy ra ngoài. | HS ghi kết luận. |
2. Phân loại: | - Căn cứ vào đâu để phân loại hệ thống? (Căn cứ vào bộ phận tạo thành hòa khí có 2 loại: + HTNL dùng bộ chế hòa khí. + HTNL dùng vòi phun.) GV cung cấp thêm căn cứ để phân loại. Ví dụ: Căn cứ vào cách cung cấp nhiên liệu có 2 loại: + Loại tự chảy (không có bơm xăng). VD: xe máy và một số động cơ cỡ nhỏ. + Loại cưỡng bức (có bơm xăng). VD: ô tô. | HS trả lời. HS ghi kết luận. |
Hệ thống cung cấp nhiên liệu cưỡng bức | ||
Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí | ||
1. Cấu tạo: | - Quan sát hình 27.1 cho biết các bộ phận chính của hệ thống? GV sử dụng sơ đồ không chú thích cho HS điền tên. Nếu có vật thật GV đưa ra để HS nhận biết được hình dáng, cấu tạo. | HS quan sát trả lời. |
Hình 27.1 – Sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí | ||
GV dùng các câu hỏi để dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung bài: - Thùng xăng có tác dụng gì? (Chứa xăng) - Nhiệm vụ của bầu lọc xăng là gì? (Lọc sạch cặn bẩn lẫn trong xăng) - Bơm xăng có tác dụng gì? Không có bơm xăng động cơ có làm việc được không? (Bơm xăng hút xăng từ thùng xăng đưa đến bộ chế hòa khí) - Bộ chế hòa khí làm nhiệm vụ gì? Tại sao phải có bộ chế hòa khí? (Bộ chế hòa khí có nhiệm vụ hòa trộn xăng với không khí tạo thành hòa khí có tỉ lệ phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ. Đây là bộ phận quan trọng nhất) - Bầu lọc khí có nhiệm vụ gì? (Bầu lọc khí dùng để lọc sạch bụi bẩn lẫn trong không khí) - Hệ thống cung cấp nhiên liệu trên xe máy có bơm xăng không? Tại sao động cơ vẫn làm việc được? | HS trả lời và ghi kết luận của GV. | |
2. Nguyên lí làm việc: | GV cho HS điền đường đi của hệ thống trong sơ đồ hình 27.1 | HS nhận xét. |
a, Nguyên lí: | GV phân tích hoạt động và yêu cầu HS quan sát hình 27.1, trả lời các câu hỏi. GV dùng sơ đồ hình 27.1b để giảng. - Do tác dụng của bộ phận nào xăng vào được buồng phao của bộ chế hòa khí? (Bơm xăng hút xăng từ thùng chứa qua bầu lọc xăng vào buồng phao của bộ chế hòa khí) GV phân tích nguyên lí làm việc của hệ thống. - Ở thời kì nạp Piston đi từ vị trí nào đến vị trí nào? Khi Piston đi xuống áp suất trong xilanh tăng hay giảm? | HS trả lời. HS trả lời. |
Ưu điểm: Nhược điểm: | GV: Tạo ra sự chênh áp suất ở trước họng khuếch tán và trong xilanh (buồng cháy), dòng khí được hút vào xilanh đi qua họng khuếch tán. - Vận tốc dòng khí thế nào? (Lớn) GV: Đồng thời xăng được hút từ buồng phao vào họng khuếch tán hòa trộn với không khí tạo thành hòa khí. Hòa khí theo đường ống nạp vào trong xilanh động cơ. Ưu điểm: Hệ thống đơn giản, dễ sử dụng, sửa chữa; khi thay đổi chế độ làm việc chỉ cần thay đổi độ mở của bướm ga. Nhược điểm: Không thể cung cấp hỗn hợp nhiên liệu có thành phần phù hợp với từng chế độ làm việc. - Trong hệ thống này bộ phận nào quan trọng nhất? | Ghi giải thích sự tạo thành hòa khí trong xilanh của động cơ. HS ghi nhận xét. HS trả lời. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ thống nhiên liệu phun xăng | ||
1. Cấu tạo: | - Quan sát hình 27.2 em có nhận xét gì về cấu tạo của hệ thống nhiên liệu phun xăng? GV kết luận sau khi HS trả lời: Cấu tạo phức tạp hơn, nhiều bộ phận hơn. - Hãy chỉ ra các bộ phận khác với hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí? GV kết luận: có thêm bộ phận điều khiển phun xăng và bộ điều chỉnh áp suất. GV giảng về nhiệm vụ của cảm biến, bộ điều khiển phun và bộ điều chỉnh áp suất. Yêu cầu chia nhóm đọc SGK trao đổi, rút ra kết luận về nhiệm vụ của bộ phận trên. GV yêu cầu HS một số nhóm phát biểu và kết luận theo nội dung SGK. + Cảm biến. + Bộ điều khiển. + Bộ điều chỉnh áp suất. + Vòi phun. | HS quan sát và trả lời. HS ghi kết luận. HS ghi kết luận. HS nghe GV giảng, chia nhóm trao đổi. Đại diện nhóm trả lời. Ghi kết luận của GV. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu phun xăng | ||
1. Nguyên lí: | GV yêu cầu HS quan sát hình 27.2 và đặt câu hỏi: | |
Câu hỏi trắc nghiệm: (Đáp án: a) | Khoanh vào chữ cái ở đầu câu mà em cho là đúng: Quan sát hình 27.2 cho biết hòa khí được hình thành ở đâu? a. Ở đường ống nạp. b. Trong xiloanh động cơ. c. Ở vòi phun. d. Ở bầu lọc. | Quan sát hình 27.2 và hình 27.1 để làm bài tập. |
GV giảng về nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu phun xăng. + Kì nạp: Không khí được hút vào xilanh nhờ chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài xilanh. + Bơm xăng hút xăng từ thùng xăng đưa đến vòi phun, nhờ bộ điều chỉnh áp suất xăng ở vòi phun luôn có áp suất nhất định. + Quá trình phun xăng của vòi phun được điều khiển do bộ điều khiển phun. | HS nghe giảng và ghi tóm tắt. | |
* Ưu điểm: | - Hãy nhận xét về ưu điểm của hệ thống nhiên liệu phun xăng? GV giảng: + Hòa khí có tỉ lệ ổn định, phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ. + Quá trình cháy diễn ra hoàn toàn, hiệu suất của động cơ cao và giảm ô nhiễm môi trường do cháy hết hỗn hợp hòa khí. | HS trả lời. |
Hoạt động 5: Tổng kết, giao nhiệm vụ cho HS | ||
1. Cho HS trả lời câu hỏi 1, 3 SGK. 2. So sánh ưu, nhược điểm của 2 hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí và hệ thống nhiên liệu phun xăng. 3. Đọc trước bài 28, ghi ý kiến về những nội dung khó cần giải thích. |