Giáo án Công nghệ 12 bài 1: Vai trò và triển vọng của ngành kĩ thuật trong đời sống và trong sản xuất
Giáo án Công nghệ 12 bài 1
Giáo án Công nghệ 12 bài 1: Vai trò và triển vọng của ngành kĩ thuật trong đời sống và trong sản xuất được chúng tôi tuyển chọn của các giáo viên đang giảng dạy ở các trường có tiếng trong cả nước sẽ giúp thầy cô giáo có thêm tư liệu tham khảo để soạn giáo án điện tử lớp 12 hiệu quả. Thư viện VnDoc.com hi vọng giáo án công nghệ 12 này sẽ góp phần giúp quý thầy cô có được một bài soạn hay.
BÀI 1: VAI TRÒ CỦA KĨ THUẬT TRONG ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được vai trò và triển vọng phát triển của ngành kĩ thuật điện tử trong sản suất và đời sống.
2. Kỹ năng:
- Học sinh có thể tự kể ra những ứng dụng trong sản xuất và đời sống của ngành kĩ thuật điện tử. Đặc biệt các vật dụng điện tử trong gia đình, địa phương .
3. Thái độ:
- Học sinh tự nhận thấy vai trò và triển vọng của ngành điện tử, từ đó có thể định hướng được nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
- Học sinh tự dự đoán được sự phát triển của các ngành điện tử của nước ta .
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, một số ví dụ về ứng dụng của ngành kĩ thuật điện tử nước ta và thế giới.
2. Học sinh: Tham khảo bài 1, tìm hiểu ứng dụng của ngành kĩ thuât điện tử vào công nghệ và đời sống.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
NỘI DUNG | HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
HĐ 1: Ổn định, kiểm tra, giới thiệu bài mới | ||
Bài 1:VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG | - Ổn định: kiểm tra sĩ số lớp - Giới thiệu chương trình bộ môn kĩ thuật. - Giới thiệu bài mới: Hiện nay trong đời sống và trong sản xuất việc ứng dụng kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển như thế nào?! Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu vấn đề này. | - Lớp trưởng báo cáo sĩ sốù lớp. - HS: Lắng nghe - HS: Lắng nghe |
HĐ2: Tìm hiểu vai trò kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống | ||
I. Vai trò kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống: 1. Đối với sản xuất: Điều khiển và tự động hoá các quá trình sản xuất, nhiều công nghệ mới đã xuất hiện làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm: + Chế tạo máy. + Trong ngành luyện kim. + Trong nhà máy sản xuất xi măng. + Trong công nghiệp hoá học. + Trong thăm dò khai thác. + Trong nông nghiệp. + Trong ngư nghiệp. + Trong ngành giao thông vận tải. + Trong bưu chính viễn thông. + Ngành phát thanh truyền hình. 2. Đối với đời sống: - Nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người: + Trong ngành khí tượng thuỷ văn. + Trong lĩnh vực y tế. + Trong các ngành thương mại, ngân hàng, tài chính, văn hoá, nghệ thuật . . . + Các thiết bị điện tử thông dụng. - Tác hại KTĐT là gây ra sự nhiễm độc trong không khí: sóng điện từ,hóa chất... | H1: Hiện nay vai trò nói chung của ngành kĩ thuật điện tử thế nào? GV: Yêu cầu HS lần lượt xem thông tin mục I.1 SGK và hiểu biết thực tế trả lời vai trò của kĩ thuật điện tử H2: Trong chế tạo máy? H3: Trong luyện kim? H4: Trong nhà máy sản xuất xi măng? H5: Vai trò trong công nghiệp hoá học. H6: Trong thăm dò khai thác? H7: Trong nông nghiệp? H8: Trong ngư nghiệp? H9: Trong ngành giao thông vận tải? H10: Trong bưu chính viễn thông? H11: Ngành phát thanh truyền hình? GV: Yêu cầu HS xem thông tin mục I.2 SGK trả lời vai trò: H12: Trong ngành khí tượng, thuỷ văn? H13: Trong lĩnh vực y tế? H14: Trong các ngành thương mại, ngân hàng, tài chính, văn hoá, nghệ thuật H15: Các thiết bị điện tử thông dụng ?MT: Nghành ktđt có ảnh hưỡng như thế nào đến môi trường? | T1: Điều khiển và tự động hoá các quá trình sản xuất, làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. HS: Đọc thông tin và liên hệ hiểu biết thực tế. T2: Dùng nhiều loại máy cắt gọt kim loại làm việc theo chương trình kĩ thuật số. T3: Nhiệt luyện bằng lò cảm ứng dùng dòng điện cao tần đã năng cao chất lượng sản phẩm. T4: Với các thiết bị điện tử, vi sử lí và máy tính, tự động theo dõi và điều khiển toàn bộ quá trình sản xuất ra thành phẩm. T5: Mạ, đúc chống ăn mòn kim loại. T6: Dùng nhiều thiết bị điện tử. T7: Kĩ thuất cao tần dùng vào chế biến hoa màu và thực phẩm. kĩ thuật lạnh và chiếu xạ giúp bảo quản thực phẩm. T8: Dùng máy siêu âm đánh bắt cá. T9: Ứng dụng đo đạt thông số bay, chỉ huy các chuyến bay, dẫn đường tàu biển, lái tự động, kiểm tra hành khách ra sân bay. T10: Nước ta từ kĩ thuật tương tự sang kĩ thuật số. T11: Nước ta thông qua vệ tinh phủ sóng toàn quốc. HS: Xem thông tin và kết hợp hiểu biết thực tế: T12: Tự động đo đạt cung cấp dữ liệu báo cáo thời tiết nhanh, chính xác. T13: Tạo các máy điện tim, X quang, siêu âm, máy chạy thận T14: được ứng dụng và phát triển. T15: Radiô, casset, ti vi, máy ghi hình . . TL: gây ra sự nhiễm độc trong không khí: sóng điện từ,hóa chất... |
HĐ3: Tìm hiểu triển vọng của kĩ thuật điện tử | ||
II. Triển vọng của kĩ thuật điện tử: + Trong tương lai kĩ thuật điện tử đóng vai trò là « bộ não » cho các thiết bị và các quá trình sản xuất. + Tạo thiết bị thay thế công việc con người không trực tiếp làm được. + Thu nhỏ thể tích, giảm khối lượng và chất lượng càng cao. | GV: Yêu cầu HS xem thông tin mục II H16: Triển vọng của kĩ thuật điện tử trong tương lai thế nào? H17: Đối với công việc con người không trực tiếp làm được thì phải làm gì? H18: Ưu điểm của thiết bị điện tử như thế nào? | HS: Xem thông tin và kết hợp hiểu biết thực tế: T16: Trong tương lai kĩ thuật điện tử đóng vai trò là « bộ não » cho các thiết bị và các quá trình sản xuất. T17: Tạo thiết bị thay thế công việc con người T18: Thu nhỏ thể tích, giảm khối lượng và chất lượng càng cao. |
HĐ4: Vận dụng, củng cố | ||
1. Hãy nêu các ứng dụng kĩ thuật điện tử trong sản xuất mà em biết? 2. Hãy nêu ứng dụng kĩ thuật điện tử trong đời sống mà em biết? 3. Nêu các thiết bị điện tử có ưu điểm thu nhỏ thể tích mà chức năng và chất lượng càng cao mà em biết? | 1. Nêu các ứng dụng kĩ thuật điện tử trong sản xuất: xi mạ, siêu âm đánh bắt cá . . . 2. Nêu ứng dụng kĩ thuật điện tử trong đời sống: ti vi, nồi cơm điện... 3. Máy vi tính xách tay, màn hình tinh thể lỏng . . . | |
HĐ 5: Hướng dẫn học ở nhà | ||
- Học sinh về nhà hoàn thành các câu hỏi SGK - Học sinh đọc trước bài 2,soạn bài theo câu hỏi SGK | - GV: hướng dẫn HS học bài, làm bài - GV: hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới | - HS: thực hiện theo yêu cầu của GV - HS: chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV |