Giáo án Địa lý 12 bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
Giáo án Địa lý lớp 12
Giáo án Địa lý 12 bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm nhằm giúp học sinh hiểu được các thế mạnh nổi bật và những hạn chế đối với việc phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
Giáo án Địa lý 12 bài 40: Thực hành Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
Giáo án Địa lý 12 bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nắm đựơc các thế mạnh và hạn chế của vùng ĐNB để phát triển kinh tế – xã hội.
- Hiểu được những vấn đề đã và đang được giải quyết để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thể hiện ở các ngành kinh tế và ở việc phát triển tổng hợp kinh tế biển.
2. Kỹ năng:
- Xác định trên bản đồ các đối tượng địa lí tự nhiên, kinh tế – xã hội tạo nên đặc trưng của vùng.
II. Chuẩn bị của giáo viên và HS.
1. Thầy:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam, kinh tế Việt Nam.
- Bản đồ vùng kinh tế ĐNB và ĐBSCL.
2. Trò:
- SGK, Atlat, đọc trước bài
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- So sánh hai vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc về phát triển cây công nghiệp.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp. - Xác định trên bản đồ các tỉnh của vùng ĐNB? Đánh giá về quy mô diện tích, dân số của vùng? So sánh với một số vùng? Đặc điểm nổi bật của vùng ĐNB. Gv phân tích thêm về sự phát triển kinh tế thị trường ở đây đã có từ trước. | 1. Khái quát chung - Diện tích: 23,6 nghìn km2 - Dân số: 12 triệu người (2006) - Bao gồm 6 tỉnh – TP: TPHCM, Đồng Nai, BR-VT, BD, BP, Tây Ninh. - Dẫn đầu cả nước về GDP, SLCN và hàng XK - Vùng có nhiều lợi thế phát triển: kinh tế hàng hoá phát triển sớm, kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, có nhiều thế mạnh phát triển kinh tế. |