Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 6 bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất

Giáo án Địa lý lớp 6

Giáo án Địa lý 6 bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất giúp học sinh trình bày được khái niệm lớp đất, hai thành phần chính của đất và một số nhân tố hình thành đất, kỹ năng sử dụng tranh ảnh để mô tả một phẩu diện đất trên thế giới.

Giáo án Biển và đại dương

Giáo án Sông và hồ

BÀI 26. ĐẤT. NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

  • Trình bày được khái niệm đất, 2 thành phần chính của đất. Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.
  • Biết nguyên nhân làm giảm độ phì của đất và suy thoái đất. Biết một số biện pháp làm tăng độ phì của đất và hạn chế sự ô nhiễm đất.

2. Kĩ năng

  • Sử dụng tranh ảnh để mô tả một phẩu diện đất, một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới. Mô tả một phẩu diện đất: vị trí, màu sắc và độ dày của các tầng đất.
  • Nhận biết đất tốt, đất xấu qua tranh ảnh và thực tế.
  • Tìm kiếm, xử lý thông tin qua bài viết, hình vẽ về lớp đất, các thành phần của đất và các nhân tố hình thành đất.
  • Giao tiếp: phản hồi lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, hợp tác khi giao tiếp làm việc nhóm.
  • Tự nhận thức: tự tin khi làm việc cá nhân, trình bày 1'.
  • Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm khi làm việc nhóm.

3. Thái độ

Ủng hộ các hành động bảo vệ đất. Phản đối các hành động tiêu cực làm suy thóai đất.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  • GV: sgk, tranh ảnh về các tầng của đất
  • HS: sgk

III. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

2. Khởi động: Hs quan sát lớp đất cho biết làm sao biết đất tốt hay xấu? Hs trả lời Gv dẫn HS vào bài.

3. Kết nối

Họat động thầy tròNội dung

* Hoạt động 1: Tìm hiểu lớp đất trên bề mặt các lục địa

* Cá nhân

Gv: Giới thiệu khái niệm đất (thổ nhưỡng)

Phân biệt đất trồng? Đất trong địa lí?

Hs: QS H66 nhận xét về màu sắc và độ dày của các lớp đất khác nhau?

Gv: Lưu ý Hs màu sắc của tầng A và tầng B của lớp đất.

Gv: Tầng A có giá trị gì đối với sự sinh trưởng của thực vật.

Hs: Dựa vào hiểu biết trả lời.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng (GDMT)

* Nhóm

Gv: Cho H thảo luận nhóm 4' (4 nhóm) dựa vào nội dung phần 2 SGK và kiến thức đã học cho biết đất có các thành phần nào? Đặc điểm? Vai trò của từng thành phần?

Hs: Trình bày.

Gv: Chuẩn xác.

- Thành phần của đất

  • Chất khoáng 90- 95%
  • Chất hữu cơ.
  • Nước, không khí.

- Nguồn gốc:

  • Chất khoáng: Từ các sản phẩm phong hóa đá gốc
  • Chất hữu cơ: Từ xác động, thực vật phân hủy.

1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa:

- Lớp đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa (còn gọi là thổ nhưỡng)

2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng

Đất có 2 thành phần chính: thành phần khoáng và thành phần hữu cơ, chất khoáng chiếm tỉ lệ lớn nhất.

- Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của, gồm các hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.

- Thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùn của lớp đất; chất hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám thắm.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 6

    Xem thêm