Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý Địa hình bề mặt trái đất

VnDoc.com xin giới thiệu đến các bạn Giáo án điện tử môn Địa lý lớp 6 bài “Địa hình bề mặt trái đất”, một bộ giáo án được soạn sẵn rất hấp dẫn và đầy đủ từng chi tiết, từng mục tiêu đặt ra để đạt được trong buổi học, chắc chắn bạn sẽ có buổi lên lớp thuận lợi nhất, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Giáo án bài "Địa hình bề mặt trái đất"

BÀI: ĐỊA LÝ BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Học sinh biết khái niệm núi và phân loại núi theo độ cao.
  • Phân biệt được độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối.
  • Sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.
  • Hiểu thế nào là địa hình Cácxtơ và các hang động (các loại địa hình đặc biệt của núi đá vôi) là những cảnh đẹp thiên nhiên, hấp dẫn khách du lịch.

2. Kỹ năng:

  • Nhận biết được dạng địa hình núi thông qua tranh ảnh.
  • Chỉ được trên bản đồ thế giới những vùng núi già, 1 số vùng núi trẻ nổi tiếng ở các châu lục.
  • Nhận biết được địa hình Cácxtơ qua tranh ảnh và trên thực địa.

3. Thái độ:

  • Ý thức được sự cần thiết bảo vệ cảnh đẹp tự nhiên trên trái đất nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
  • Không có hành vi tiêu cực làm giảm vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên.
  • Học sinh giữ môi trường xanh, sạch, đẹp ở gia đình, nhà trường và xã hội.

II. Nội dung học tập

  • Núi và độ cao của núi.
  • Núi già và núi trẻ.
  • Địa hình Cácxtơ và các hang động.

III. Chuẩn bị

  • GV: Hình vẽ 34+35/sgk, bảng phân loại núi.
  • HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.

IV. Tổ chức hoạt động học tập

1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Địa hình bề mặt trái đất được hình thành do đâu? Tại sao nói nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau? (8đ)

Địa hình bề mặt trái đất được hình thành do tác động của nội lực và ngoại lực. Nội lực là lực sinh ra trong lòng trái đất làm cho bề mặt trái đất có nơi nâng cao, có nơi hạ thấp. Ngoại lực là lực sinh ra bên ngoài trái đất (nhiệt độ, gió, mưa, nước chảy...) bào mòn, bồi tụ.

- Hãy cho biết bài học tiếp theo là bài gì? được chia làm mấy phần? (2đ)

Bài học tiếp theo là "Địa hình bề mặt trái đất", có 3 phần chính là: "Núi và độ cao của núi, núi già, núi trẻ, Địa hình Cácxtơ và các hang động".

3. Tiến trình bài học:

Hoạt động của thầy và tròNội dung

HĐ1: Vào bài: Các em đã biết bề mặt đất có nơi cao, nơi thấp... khác nhau; các em cũng đã nghe nói hoặc nhìn thấy núi. Vậy thế nào là núi? Núi có đặc điểm gì? Núi có những loại nào?

+ Dựa vào vốn hiểu biết của mình và kênh chữ trong sgk em hãy cho biết núi là dạng địa hình như thế nào? Độ cao của núi thường là bao nhiêu mét?

TL:

+ Núi thường có mấy phần?

TL:

  • Học sinh lên bảng chỉ từng bộ phận.
  • GV tóm tắt: Sườn núi càng dốc thì đường chân núi càng biểu hiện rõ.
  • GV nói thêm: Đồi khác với núi ở chỗ nó có độ cao tương đối, không quá 200m.
  • GV treo bảng phân loại núi theo độ cao và hỏi:

+ Căn cứ vào đâu người ta phân loại núi? Có mấy loại núi?

TL: Vào độ cao có 3 loại:

  • Núi thấp <1000m.
  • Núi trung bình 1000m – 2000m.
  • Núi cao từ 2000m trở lên.
1. Núi và độ cao của núi:

- Núi là địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, độ cao thường trên 500m so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối).

- Núi thường có 3 phần: Đỉnh, sườn núi và chân núi.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 6

    Xem thêm