Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

Giáo án điện tử môn Địa lớp 9

Giáo án Địa lý 9 bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

  • Hiểu được cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng, một số ngành công nghiệp chủ yếu.
  • Trình bày được sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta, sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm. Thành tựu của sản xuất công nghiệp.
  • Biết việc phát triển không hợp lí một số ngành công nghiệp đã và sẽ tạo nên sự cạn kiệt khoáng sản và gây ô nhiễm môi trường.

2. Kĩ năng:

  • Đọc và phân tích được biểu đồ cơ cấu ngành công nghiệp.
  • Xác định được một số trung tâm công nghiệp vị trí nhà máy điện và các mỏ than dầu khí.
  • Phân tích mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên - môi trường - hoạt động công nghiệp.

Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:

  • Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ / bản đồ, biểu đồ và bài viết để tìm hiểu cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta, tình h́ình phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp.
  • Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ / ý tưởng, lắng nghe / phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm.
  • Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm.
  • Tự nhận thức Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và trình bày thông tin.
  • Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: Động não, thảo luận nhóm, học sinh làm việc cá nhân.

3. Thái độ: Thấy được sự cần thiết phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

  • Bản đồ công nghiệp Việt Nam
  • Một số tranh ảnh

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ:

Tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta như thế nào?

2. Bài mới:

Công nghiệp là một ngành kinh tế non trẻ của nước ta, song đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của cả nước.Trong quá trình công nghiệp hóa, công nghiệp nước ta đang có những bước tiến rất mạnh mẽ. Sự phát triển và phân bố công nghiệp Việt Nam ra sao sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

+ Hoạt động 1: Cơ cấu ngành công nghiệp

- Hệ thống công nghiệp nước ta có các thành phần nào?

- Quan sát hình 12. 1 em có nhận xét gì về cơ cấu ngành công nghiệp nước ta năm 2002?

- Nhắc lại thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm?

- Các ngành công nghiệp có tỉ trọng lớn dựa trên các thế mạnh nào? Vai tṛò.

- Quan sát h́ình 12.1, dựa vào tỉ lệ % hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm theo tỉ trọng % từ lớn đến nhỏ.

+ Hoạt động 2: Các ngành công nghiệp trọng điểm

- Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam.

Thảo luận 6 nhóm – thời gian: 2 phút

+ Nhóm 1, 2:

- Nêu tình h́ình phát triển ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp điện Nơi phân bố.Xác định trên lược đồ các mỏ than, mỏ dầu khí đang được khai thác,các nhà máy thủy điện và nhiệt điện lớn của nước ta

+ Nhóm 3, 4:

- Nêu tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và dệt may.

- Nơi phân bố. Xác định các trung tâm dệt may lớn của nước ta.

- Đại diện nhóm trình bày – nhận xét.

(Tích hợp giáo dục môi trường)

- Tại sao các TP trên là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta?

- Xem ảnh các nhà máy điện và cung cấp thông tin.

+ Hoạt động 3: Các trung tâm công nghiệp lớn

- Dựa vào bản đồ công nghiệp Việt Nam. Xác định hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước. Kể và xác định một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho hai khu vực trên.

I. Cơ cấu ngành công nghiệp

- Công nghiệp nước ta hiện nay gồm các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng,đủ các lĩnh vực.

- Đã được h́ình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm.

II. Các ngành công nghiệp trọng điểm

1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu

- Than: 15 - 20 triệu tấn/năm, chủ yếu Quảng Ninh.

- Dầu khí ở thềm lục địa phía Nam, khai thác hơn 100 triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí.

2. Công nghiệp điện

- Nhiệt điện than

- Nhiệt điện khí

- Thủy điện.

3. Một số ngành công nghiệp nặng khác

(Giảm tải)

4. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

- Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội ………

5. Công nghiệp dệt may

- Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.

- Tập trung ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định…

III. Các trung tâm công nghiệp lớn

- Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội

- CN đang phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa đất nước.

IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

Tại sao nói cơ cấu công nghiệp Việt Nam khá đa dạng?

Chọn câu trả lời đúng nhất:

Ngành công nghiệp nào sau đây dựa vào nguồn lao động dồi dào và có tay nghề cao?

  1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu
  2. Công nghiệp điện
  3. Công nghiệp hóa chất
  4. Công nghiệp dệt may. (d)

Học bài và hoàn thành vở bài tập.

Chuẩn bị bài 13 Vai trò- đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ.

  • Vai trò ngành dịch vụ.
  • Cơ cấu ngành dịch vụ đa dạng như thế nào?
  • Đặc điểm phát triển và phân bố của ngành dịch vụ?
Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 9

    Xem thêm