Giáo án Địa lý lớp 9 bài 17: Vùng núi trung du và miền núi Bắc Bộ

Giáo án điện tử môn Địa lớp 9

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 17: Vùng núi trung du và miền núi Bắc Bộ được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 15: Thương mại và du lịch

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 16: Thực hành vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 17: Vùng núi trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp)

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

  • Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
  • Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
  • Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

2/ Kĩ năng:

  • Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.,
  • Phân tích bản đồ tự nhiên của vùng để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, phân bố một số khoáng sản của vùng.
  • Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng.

3. Thái độ: Ý thức được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

II. Chuẩn bị giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

  • Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
  • Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra.

2. Bài mới:

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có lãnh thổ rộng lớn nằm ở phía Bắc nước ta. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí, những thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư xã hội vùng kinh tế này.

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

+ Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Nêu qui mô diện tích, dân số của vùng.

- Quan sát bản đồ tự nhiện vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Xác định vị trí giới hạn của vùng,nhận xét chung về lănh thổ của vùng.

- Vị trí này có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

+ Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Quan sát bản đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Độ cao địa hình và hướng núi có ảnh hưởng gì đến sự phân hóa tự nhiên của vùng.

- Khu vực trung du Bắc Bộ có đặc trưng gì? Khả năng phát triển kinh tế ở đây ra sao?

- Thảo luận 4 nhóm – 3 phút

+ Nhóm 1.2: Tự nhiên của vùng đã tạo thuận lợi gì cho phát triển kinh tế?

+ Nhóm 3.4: Tự nhiên của vùng có những trở ngại gì cho phát triển kinh tế?

- Hs trình bày – nhận xét

- Gv chuẩn kiến thức.

(Tích hợp giáo dục môi trường)

Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư xã hội

- Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có các dân tộc nào sinh sống?

- Trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng.

- Những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Dựa vào bảng 17.2 Nhận xét về sự chênh lệch trình độ phát triển dân cư xã hội của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

- Gv chuẩn kiến thức

- Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc ít người phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Diện tích: 100.965 km 2

- Dân số: 11.5 triệu người (2002)

- Vị trí ở phía bắc đất nước.

+ Bắc: giáp Trung Quốc

+ Tây: giáp Thượng Lào

+ Đông Nam: giáp Vịnh Bắc Bộ

+ Nam: Đb sông Hồng và Bắc T Bộ

- Chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ cả nước, có đường bờ biển dài.

- Dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước, lãnh thổ giàu tiềm năng.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Tự nhiên phân hóa hai vùng Đông Bắc và Tây bắc.

- Địa hình cao, cắt xẻ mạnh, khí hậu có mùa đông lạnh, nhiều loại khoáng sản, trữ lượng thủy điện dồi dào.

-Thuận lợi: Tài nguyên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành.

- Khó khăn: Địa hình chia cắt phức tạp,

thời tiết diễn biến thất thường, khoáng sản trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp, xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét ….

III. Đặc điểm dân cư xã hội:

+ Đặc điểm:

- Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người. (Thái, Mường, Tày, Nùng, Dao, Mông …)

- Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

- Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

- Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới.

+ Thuận lợi:

- Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới …)

- Đa dạng về văn hóa …

+ Khó khăn:

- Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

- Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

Củng cố:

  • Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
  • Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên?

Dặn dò:

Học bài và hoàn thành vở bài tập.

Chuẩn bị bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo).

  • Tình hình phát triển công nghiệp.
  • Tình hình phát triển nông nghiệp.
  • Sự phân bố một số ngành kinh tế.
  • Mối quan hệ tự nhiên – kinh tế.
Đánh giá bài viết
2 6.613
Sắp xếp theo

Giáo án Địa lý lớp 9

Xem thêm