Giáo án Địa lý lớp 9 bài 27: Thực hành kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
Giáo án điện tử môn Địa lớp 9
Giáo án Địa lý lớp 9 bài 27: Thực hành kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý lớp 9 bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Giáo án Địa lý lớp 9 bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp)
Giáo án Địa lý lớp 9 bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Trình bày được cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ gồm:
- Hoạt động kinh tế của các cảng biển với các dịch vụ xuất nhập khẩu.
- Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
- Du lịch, tham quan, nghỉ mát ven biển.
2. Kĩ năng: Đọc bản đồ, phân tích bảng số liệu thống kê kinh tế.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên.
- Có cái nhìn tổng hợp về vùng duyên hải miền Trung.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Bản đồ tự nhiên và bản đồ kinh tế Việt Nam
Học sinh:
- Sách giáo khoa.
- Thước vẽ.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
2. Bài mới:
Kinh tế biển là một thế mạnh của hai vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. Bài thực hành hôm nay sẽ giúp chúng ta củng cố hơn nữa những kiến thức về ngành kinh tế biển của hai vùng kinh tế này.
Hoạt động của thầy và trò | Kiến thức cơ bản |
+ Hoạt động1: Bài tập 1 - Hs đọc yêu cầu bài tập 1 - Quan sát hình 24.3 và 26.1. Bản đồ kinh tế Việt Nam - Thảo luận 4 nhóm – 4phút + Nhóm 1.2 : Xác định cảng Cửa Lò, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang. Xác định các bãi tôm,bãi cá lớn. + Nhóm 3.4: Xác định cơ sở sản xuất muối Sa Huỳnh, Cà Ná. Giải thích vì sao vùng lại phát triển tốt nghề làm muối? - Xác định những băi biển có giá trị du lịch nổi tiếng. - Hs trình bày trên bản đồ – Gv chuẩn xác. - Nhận xét tiềm năng kinh tế biển miền Trung. + Điều kiện tự nhiên như thế nào? + Có cảng nào? Phân bố ra sao? + Đánh bắt nuôi trồng thủy sản? + Du lịch? - Gv Chuẩn xác tài nguyên thiên nhiên,nhân văn trên đất liền,tài nguyên biển là cơ sở để Duyên hải miền trung xây dựng nền kinh tế biển nhiều triển vọng + Hoạt động 2 : Bài tập 2 - Hs đọc yêu cầu bài tập 2 - Hướng dẫn tính tỉ lệ % về thủy sản nuôi trồng và thủy sản khai thác của từng vùng và của toàn vùng duyên hải miền trung - Lập bảng so sánh sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. (Phụ lục) - Hs thảo luận nhóm 4’- - Dựa vào bảng số liệu và so sánh sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. Giải thích. - Hs Trình bày - Gv: Chuẩn xác - Gv: Giáo dục Hs ý thức bảo vệ tài nguyên,môi trường biển | Bài tập 1: + Đọc bản đồ và sơ đồ +Nhận xét tiềm năng kinh tế biển: - Có nhiều điều kiện thuận lợi. - Có nhiều cảng nổi tiếng Cửa Lò, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang. - Có các bãi tôm, bãi cá lớn. - Có những băi biển có giá trị du lịch nổi tiếng Sầm Sơn. Cửa Lò, Thuận An, Nha Trang … Bài tập 2 - Sản lượng nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ nhiều hơn Duyên hải Nam Trung Bộ. Vì Bắc Trung Bộ có nhiều đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, nghề nuôi trồng có từ lâu đời. - Sản lượng thủy sản khai thác Duyên hải Nam Trung Bộ nhiều hơn Bắc Trung Bộ. Vì duyên hải Nam Trung Bộ có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú hơn Bắc Trung Bộ, có truyền thống làm nghề biển lâu đời, phương tiện kĩ thuật ngày càng đầy đủ hiện đại, công nghiệp chế biến phát triển tốt. |
IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Củng cố:
- Chứng minh rằng kinh tế biển là thế mạnh quan trọng của vùng duyên hải miền Trung.
- Vùng duyên hải miền Trung c̣òn gặp những khó khăn nào? Hướng giải quyết?
- Hoàn chỉnh bài thực hành vào vở.
Dặn dò:
Chuẩn bị bài 28 Vùng Tây Nguyên
- Vị trí địa lí? Ý nghĩa của vị trí?
- Đặc điểm tự nhiên?
- Đặc điểm kinh tế –xã hội?
V. Phụ lục:
Toàn vùng dh miền Trung | Bắc Trung Bộ | Duyên hải Nam Trung Bộ | |
- Thủy sản nuôi trồng - Thủy sản khai thác | 100 % 100 % | 58.4 % 23.8 % | 41.6 % 76.2 % |