Giáo án điện tử bài Cấu tạo bên trong trái đất

Giáo án bài "Cấu tạo bên trong trái đất"

Hệ thống giáo án VnDoc.com xin gửi đến các thầy cô giáo án môn Địa lí lớp 6 bài “Cấu tạo bên trong trái đất”. Giáo án này sẽ giới thiệu cho các học sinh biết và trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất, biết lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do 7 địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ.... Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Bài giảng Cấu tạo bên trong của Trái Đất Địa lý 6

BÀI: GIÁO ÁN BÊN TRONG TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

  • Biết và trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: Vỏ, lớp trung gian và Lõi (nhân). Đặc tính riêng của mỗi lớp về độ dày, về trạng thái, tính chất và nhiệt độ.
  • Biết lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do 7 địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ. Các địa mảng có thể di chuyển, giãn tách hoặc xô vào nhau tạo nên nhiều địa hình núi và hiện tượng động đất, núi lửa.

2. Kĩ Năng

  • Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng địa lí thường xảy ra trong thiên nhiên.
  • Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, sáng tạo đồ dung trực quan sinh động.

3. Thái độ

  • Học sinh có cái nhìn khái quát về cấu tạo của Trái Đất rộng lớn.
  • Thích thú, ham hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên.

II. Phương tiện dạy học

  • Giáo viên: Hình 26, 27 phóng to; Bảng phụ; Tư liệu tham khảo; quả địa cầu...
  • Học sinh: Bút chì, thước kẻ, màu...

III. Phương pháp

  • Vấn đáp gợi mở.
  • Thuyết trình.
  • Thảo luận nhóm.
  • Khai thác kiến thức trên đồ dung trực quan.

IV. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Nối cột A với cột B sao cho phù hợp về độ dài ngày đêm của các địa điểm:

3. Bài mới:

Trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống, chính vì vậy từ lâu các nhà khoa học đã dày công tìm hiểu về cấu tạo bên trong của Trái Đất ra sao? Sự hình thành, phân bố của các lục địa và đại dương trên lớp vỏ Trái Đất như thế nào? Cho đến nay, nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, những vấn đề có nhiều bí ẩn đó đã dần được hé lộ. Bài học hôm nay, Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về cấu tạo bên trong của Trái đất.

Hoạt động của GV và HSKiến thức cần đạt

- Hỏi: Nhắc lại bán kính của Trái đất khoảng bao nhiêu km?

Trả lời: 6370km.

- Hỏi: Việc tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất có dễ dàng không?

Trả lời: Rất khó khăn.

- Hỏi: Con người mới chỉ nghiên cứu trực tiếp cấu tạo Trái đất ở độ sau bao nhiêu mét?

Trả lời: 15000 mét.

- Hỏi: em có so sánh gì giữa con số này với bán kính Trái đất?

Trả lời: Vô cùng nhỏ bé.

*Giảng: Mũi khoan 15000 mét là kỉ lục thuộc về nước Nga năm 1984. Gần đây, trong khi các nước Nga, Mĩ mải mê với dự án bay ra ngoài không gian thì Năm 2006 tàu Chikyu của Nhật đã tiến hành khoan và thăm dò lòng đất, đạt kỉ lục 2.400m tính từ đáy đại dương. Song, những con số này còn vô cùng nhỏ bé với bán kính trên 6000km của Trái đất.Như vậy, việc dùng các biện pháp nghiên cứu trực tiếp là hoàn toàn không thể.

- Hỏi: Vậy phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thế nào?

Trả lời: Các phương pháp gián tiếp.

  • Phương pháp địa chấn.
  • Phương pháp trọng lực.
  • Phương pháp địa từ.

Ngoài ra còn nghiên cứu thành phần, tính chất của các mẫu thiên thạch, các mẫu đất đấ của thiên thể khác như mặt trăng để hiểu biết thêm về cấu tạo của Trái Đất.

*Giảng: Như vậy, Thông qua các phương pháp trên thì các nhà khoa học đã phần nào phỏng đoán được về cấu tạo bên trong của Trái đất.

- Hỏi: Dựa vào hình 26, cho biết cấu tạo bên trong Trái Đất được chia thành mấy lớp? nêu tên các lớp đó?

Trả lời: 3 lớp (vỏ, trung gian, lõi).

Gv giới thiệu bảng kiến thức trang 32.

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất.
Đánh giá bài viết
1 418
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 6

    Xem thêm