Giáo án điện tử bài Nhật Bản

Giáo án bài "Nhật Bản"

Mời quý thầy cô tham khảo bộ sưu tập giáo án Lịch sử 11 bài “Nhật Bản” để có thêm tư liệu phục vụ cho công việc giảng dạy. Bên cạnh đó còn giúp cho học sinh nhận thức rõ được rằng những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868, Học sinh nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội...

Giáo án Sử bài Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược

BÀI: NHẬT BẢN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

  • Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868.
  • Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

2. Tư tưởng

  • Giúp HS nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.

3. Kỹ năng

  • Giúp HS nắm vững khái niệm “Cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tư liệu rút ra nhận xét đánh giá.

II. Thiết bị và tài liệu dạy học

  • Lược đồ sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, bản đồ thế giới.
  • Tranh ảnh về nước Nhật đầu thế kỉ XX.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 11

- Chương trình lịch sử lớp 11 bao gồm các phần:

  • Lịch sử thế giới cận đại phần tiếp theo.
  • Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945.
  • Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918.

2. Dẫn dắt vào bài mới

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX hầu hết các nước châu á đều ở trong tình trạng chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu, bị các đế quốc phương Tây xâm lược, cuối cùng đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Trong bối cảnh chung đó Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và phát triển nhanh chóng về kinh tế, trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu á. Vậy tại sao trong bối cảnh chung của châu á, Nhật Bản đã thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây, trở thành một cường quốc đế quốc? Để hiểu được vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1: Nhật Bản.

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp

Hoạt động của GV và HSKiến thức HS cần nắm

Hoạt động 1: Cả lớp

GV: Sử dụng bản đồ thế giới, giới thiệu về vị trí Nhật Bản: một quần đảo ở Đông Bắc á, trải dài theo hình cánh cung bao gồm các đảo lớn nhỏ trong đó có 4 đảo lớn: Honsu, Hokaiđo, Kyusu và Sikôku. Nhật Bản nằm giữa vùng biển Nhận Bản và Nam Thái Bình Dương, phía đông giáp Bắc á và Nam Triều Tiên diện tích khoảng 374.000km2. Vào nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản khủng hoảng suy yếu.

- GV giải thích chế độ Mạc phủ: ở Nhật Bản nhà vua được tốn là Thiên hoàng, có vị trí tối cao song quyền hành thực tế nằm trong tay Tướng quân (Sô-gum) đóng ở Phủ Chúa – Mạc phủ. Năm 1603 dòng họ Tô-kư-ga-oa nắm chức vụ tướng quân vì thế thời kỳ này ở Nhật Bản gọi là chế độ Mạc phủ Tô-kư-ga-oa. Sau hơn 200 năm cầm quân chế độ Mạc phủ Tô-kư-ga-oa lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu.

- GV tiếp tục yêu cầu HS theo dõi SGK, tìm những biểu hiện suy yếu về kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước 1868.

- GV nhận xét, kết luận.

1. Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868

- Đầu thế kỷ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô-gum) lâm vào khủng hoảng suy yếu.

Đánh giá bài viết
1 2.458
Sắp xếp theo

    Giáo án Lịch sử lớp 11

    Xem thêm