Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan (tiết 2)

Giáo án môn GDCD lớp 10

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức.

  • HS năm được XH là sản phẩm của giới tự nhiên.
  • Con người có khả năng nhận thức và cải tạo giới tự nhiên.

2. Về kĩ năng: Chứng minh được con người có thể nhận thức và cải tạo giới tự nhiên và đời sống xã hội.

3. Về thái độ: Tin tưởng vào khả năng nhận thức và cải tạo giới tự nhiện của con người và phê phán những quan điểm duy tâm thần bí về nguồn gốc con người.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  • SGK, SGV GDCD 10
  • Sách TH Mác-Lênin
  • Những nội dung có liên quan đến bài học

III. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Em hãy chứng minh giới tự nhiên là tự có? Tại sao con người là sản phẩm của giới tự nhiên?

3. Học bài mới

Giờ trước chúng ta đã chứng minh con người là sản phẩm của giới tự nhiên chứ không phải do thần linh hay thượng đế nào sáng tạo ra. Vậy XH có nguồn gốc từ đâu, đồng thời con người có thể nhận thức và cải tạo được thế giới hay không? đó chính là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Giáo viên sử dụng phương pháp động não, kết hợp với giảng giải bằng cách nêu vấn đề cần tìm hiểu trước lớp bằng một số câu hỏi gợi mở.

? Em có đồng ý với quản điểm cho rằng: thần linh quyết định mọi sự biến hoá của xã hội không? Vì sao?

? Xã hội có nguồn gốc từ đâu? dựa trên cơ sở nào em khẳng định như vậy? Con người có trước hay xã hội loài người có trước?

? Xã hội loài người đã và đang trải qua những giai đoạn phát triển nào?

? Theo em yếu tố chủ yếu nào đã tạo nên sự biến dổi của xã hội?

? Vì sao nói xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên?

Tiến hành thảo luận nhóm tìm hiểu khả năng nhận thức và cải tạo thế giới khách quan của con người.

GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận về thông tin khả năng nhận thức của con người trong SGK.

Nhóm 1: Yêu cầu HS đọc phần in nghiêng trong SGK trang 15 sau đó đưa ra ý kiến nhận xét?

Nhóm 2: Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan không? Dựa vào đâu con người có thể nhận thức được thế giới khách quan? Cho ví dụ minh họa?

Nhóm 3: Trong các hoạt động tác động vào tự nhiên hoặc XH mà em biết, hoạt dộng nào có ích, hoạt động nào có hại cho con người và tự nhiên em hãy giải thích vì sao?

Nhóm 4: Trong cải tạo tự nhiên và xã hội, nếu không tuân theo các quy luật khách quan thì điều gì sẽ xẩy ra? Cho ví dụ minh họa?

Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận, lớp tranh luận bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét và kết luận.

2. Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên.(tiếp)

b. Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.

- Xã hội loại người phát triển từ thấp đến cao (đã và đang trải qua 5 giai đoạn pt)

- Yếu tố chủ yếu tạo nên xã hội là do hoạt động của con người.

- Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của giới tự nhiên nên xã hội cũng là sản phẩm của giới tự nhiên.

- Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên vì xã hội là hình thức tổ chức cao nhất của giới tự nhiên có cơ cấu xã hội mang tính lịch sử riêng, có những quy luật riêng.

c. Con người có thể nhận thức, cải tại thế giới khách quan.

- Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan vì:

+ Nhờ các giác quan và bộ não

+ Nhờ nhận thức được nên con người có thể cải tạo được thế giới khách quan.

- Nhận thức và cải tạo thế giới khách quan phải tuân theo quy luật vận động khách quan vốn có của nó.

- Nếu không tôn trọng quy luật khách quan con người sẽ gây hại cho TN và XH.

4. Củng cố.

  • GV hệ thống và nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của tiết và toàn bài
  • Cho HS làm bài tập 2 trong SGK trang 18

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà làm các bài tập còn lại ở cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Đánh giá bài viết
3 2.724
Sắp xếp theo

Giáo Án GDCD 10

Xem thêm