Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (tiết 2)

Giáo án môn GDCD lớp 11

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (tiết 3)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức

  • Giúp học sinh nắm được yêu cầu của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
  • Giúp học sinh nêu được những hình thức cơ bản của nền dân chủ.

2. Về kĩ năng

Phân biệt được hai hình thức dân chủ từ đó biết kết hợp giữa hai hình thức dân chủ này.

3. Về thái độ

Tích cực tham gia vào các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  • SGK, SGV GDCD 11
  • Bài tập, Câu hỏi tình huống GDCD 11
  • Những thông tin có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có bản chất như thế nào?

3. Học bài mới

Giờ trước các em đã nắm được nội dung cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên các lĩnh vực, vậy để làm tốt dân chủ trên các lĩnh vực đó chúng ta cần phải có những yêu cầu gì? Dân chủ có những hình thức cơ bản nào? Đó là nội dung mà hôm nay thầy và các em đi tìm hiểu tiếp tiết 2 bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

? Nội dung dân chủ trong lĩnh vực văn hóa được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ?

? Nội dung dân chủ trong lĩnh vực xã hội được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ?

Cho học sinh nhắc lại những nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Từ đó giáo viên giúp học sinh lấy ví dụ về các nội dung của dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Những nội dung cơ bản của nền dân chủ XHCN nêu trên càng cho thấy rõ bản chất của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam. Vậy để quyền lực hoàn toàn thuộc về nhân dân Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến các yêu cầu sau:

? Em hãy cho biết để xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta tốt hơn nưa cần phải làm tốt những yêu cầu nào?

Để học sinh nắm được nội dung những hình thức cơ bản của dân chủ giáo viên chia lớp làm hai nhóm lớp vào giao nội dung thảo luận.

Nhóm 1: Thế nào là dân chủ trực tiếp? hãy nêu ví dụ về những hình thức dân chủ trực tiếp mà em biết?

Nhóm 2: Thế nào là dân chủ gián tiếp? hãy nêu ví dụ về những hình thức dân chủ gián tiếp mà em biết?

? Em hãy cho biết hai hình thức dân chủ này có mối quan hệ với nhau không? Vì sao?

? Em hãy chỉ ra hạn chế của hai hình thức dân chủ này? Giải pháp khắc phục?

2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam.

c. ND cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa.

- Thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa

- Biểu hiện:

+ Tham gia đời sống văn hóa, văn nghệ

+ Hưởng lợi ích sáng tạo văn hóa, văn nghệ

+ Sáng tác, phê bình văn hóa, văn nghệ

d. Nội dung cơ bản của dan chủ trong lĩnh vực xã hội.

- Quyền lao đông,nam nữ bình đẳng

- Bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm

- Quyền đảm bảo về vật chất và tinh thần.

- ...

e. Yêu cầu của nền dân chủ XHCN. (giảm tải)

3. Những hình thức cơ bản của dân chủ.

a. Dân chủ trực tiếp.

- Khái niệm: SGK

- Nội dung: nhân dân bình đẳng và tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…và biểu quyết theo đa số.

- Ví dụ:....

b. Dân chủ gián tiếp.

- Khái niệm: SGK

- Nôị dung: thể hiện quyền làm chủ và tham gia quản lý nhà nước thông qua những người, cơ quan đại diện.

- Ví dụ:

c. Mối quan hệ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

- Đều là hình thức của chế độ dân chủ và có quan hệ mật thiết với nhau.

- Hạn chế:

+ Dân chủ trực tiếp: Đây là hình thức dân chủ mang tính quần chúng rộng rãi những lại phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân

+ Dân chủ gián tiếp: Nguyện vọng của nhân dân không được phản ánh trực tiếp; phụ thuộc vào năng lực người đại diện.

Vì vậy, phải kết hợp hai hình thức này để phát huy tối đa hiệu quả nền dân chủ XHCN

4. Củng cố.

Giáo viên hệ thống lại kiến thức cơ bản của toàn bài

Giáo viên cho học sinh lài các bài tập sau:

  • Em hãy nêu những ví thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết?
  • Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ?

5. Dặn dò, nhắc nhở.

Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp

Chuẩn bị các câu hỏi sau:

  • Tình hình dân số nước ta
  • Hậu quả, nguyên nhân của vấn đề gia tăng dân số
  • Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay
  • Giải pháp của việc gia tăng dân số và giải quyết việt làm
Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo Án GDCD 11

    Xem thêm