Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (tiết 2)
Giáo án môn GDCD lớp 9
Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
- Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 13: Quyền và tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
- Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (tiết 1)
- Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (tiết 1)
- Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm bài 14 Giáo dục công dân 9
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- HS cần hiểu lao động là gì?
- Ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội.
- Nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
2. Về kỹ năng:
- Bết được các loại hợp đồng lao động.
- Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động.
- Điều kiện tham gia hợp đồng lao động.
3. Thái độ:
- Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động.
- Tích cự chủ động tham gia các côn việc chung của trường lớp.
- Biết lao động để có thu nhập chính đáng.
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
I/ Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
- Một số bài tập trắc nghiệm.
II/ Học sinh:
- Học thuộc bài cũ.
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kinh doanh là gì? Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Thuế là gì? Nêu tác dụng của thuế? Trách nhiệm của công dân trong việc sử dụng quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
III. Bài mới:
1) Đặt vấn đề:
2) Triển khai các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống
Hoạt động của thầy và trò Giáo viên yêu cầu HS là 1 số bài tập thuộc nội dung tiết 1. Bài tập: Sau nhiều tháng, công ty TNHH 100% vốn nước ngoài ép tăng ca, chiều 30/7 khoảng 10 công nhân do quá mệt mỏi đã tự ý nghỉ việc giữa chừng để phản đối, sáng hôm sau họ đi làm thì được tuyên bố nghỉ việc và không có lí do nào giải thích từ phía công ty. Em hãy chỉ ra những việc làm vi phạm pháp luật của công ty đối với người lao động. | Nội dung kiến thức Những việc làm sai trái của công ty: -Tự ý tăng giờ làm mà không có sự thỏa thuận của người lao động. -Tự ý buộc thôi việc (đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với công nhân) mà không có lí do chính đáng |
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò GV: Tứi chức cho HS thảo luận nhóm: HS: chia thành 3 nhóm. N1: ? Quyền lao động của công dân là gì? HS cả lớp cùng trao đổi. GV: hướngdẫn các nhóm trả lời bổ sung. ? Nghĩa vụ lao động của công dân là gì? HS:…………… GV: Nhấn mạnh: Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình , đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội… Nhóm 2: Thảo luận tình huống 2: 1 Bản cam kết giữ chị Ba và giám đốc công ty TNHH Hoàng Long có phải là hợp đồng lao động không? Vì sao? 2. Chị Ba tự ý thôi việc là đúng hay sai? Có vi phạm hợp đồng lao động không? Vì sao? 3. Hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc, nội dung, hình thức hợp đồng lao động? Nhóm 3: Nhà nước đã có những chính sách gì để khuyến khích các tổ chức cá nhân sử dụng thu hút lao động, tạo công ăn việc làm? HS: thảo luận trả lời. GV: các hoạt động tự tạo việc làm, dạy nghề, học nghề để có việc làm, sản xuất kinh doanh thu hút lao động. Nhóm 4: 1. Quy định của bộ luật lao động đối với trẻ em chưa thành niên? 2. Những biểu hiện sai trái trong sử dụng sức lao động của trẻ em? HS: thảo luận. HS: nhận xét bổ sung. GV: nhận xét cht lại nội dung bài học.
GV: sử dụng phiếu học tập. GV: Phts phiếu học tập in săn cho HS HS: làm bài tập 1, 3 SGK HS: giải bài trập vào phiếu. GV: cử 2 HS trả lời HS: cả lớp nhận xét. GV: bổ sung và đưa ra đáp án | Nội dung kiến thức II. Nội dung bài học. 1. Lao động: Là hoạt động có mục đíh của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nân tố quyết định sự tồn tại páht triển của đất nứoc và nhân loại. 2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. - Quyền lao động: Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, đem lại thu nhập cho bản thân gia đình. - Nghĩa vụ lao động: Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuoi sống bản thân, nôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. Trả lời: 1 Bản cam kết đó là 1 hợp đồng lao động mà chị Ba đã kí với công ty. Như vậy là chị đã vi phạm hợp đồng lao động. 3. Vai trò của nhà nước: - Khuyến khích, tọa điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển xản xuất kinh doanh giả quyết việc làm cho người lo động. - Khuyến khích tạo điều kiện cho các hoạt động tạo ra việc làm thu hút lao động. 4. Quy định của pháp luật. - Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc. - Cấm sử dụng người dười 18 tuổi làm viẹc nặng nhọc, nguy hiểm, tiiếp xúc với các chất độc hại. - Cấm lạm dụng cưỡng bức, ngựoc dãi người lao động. III. Bài tập: Bài tập 1 Trang 50. Đáp án: đúng: a, b, d, e Bài tập 3 Đáp án đúng: c, d, e. |
IV. Củng cố:
GV: tổ chức cho HS xử lý các tình huống:
- Hà 16 tuổi đang học dở lớp 10, vì gia đình khó khăn nên em xinđi làm ở 1 xí nghiệp nhà nước. Hà có được tuyển vào biên chế nhà nước không?
- Nhà trường phân công lao động vẹ sinh bàn ghế trong lớp, 1 só bạn đề nghị thuê người. Em có đồng ý voéi ý kiến của các bạn không?
HS: ứng xử các tình huống
GV: nhận xét.
V/ Dặn dò:
- Về nhà học bài, làm bài tập.
- Đọc và trả lời trước nội dunng câu hỏi.