Giáo án Lịch sử 12 bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1986)
Giáo án Lịch sử lớp 12
Giáo án Lịch sử 12 bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1986) giúp các em học sinh biết được sau Đại thắng mùa xuân 1975 Việt Nam hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, cả nước chuyển sang giai đoạn mới - đi lên CNXH, đó là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.
Giáo án Lịch sử 12 bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000)
Bài 25: VIỆT NAM XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976 - 1986)
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được, sau Đại thắng mùa xuân 1975 Việt Nam hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, cả nước chuyển sang giai đoạn mới - đi lên CNXH, đó là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.
- Nắm vững những thành tựu và hạn chế của ta trong hai kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 và 1981 - 1985.
- Chúng ta tiếp tục đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc (1975-1979).
2. Kĩ năng
Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử.
3. Tư tưởng, thái độ
Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, yêu CNXH, tinh thần lao động xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên CNXH mà dân tộc ta đã chọn.
II. Một số khái niệm, thuật ngữ lịch sử cơ bản
- Cải tạo xã hội chủ nghĩa: cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất nhằm hạn chế đi đến xóa bỏ sự bóc lột kiểu tư abnr chủ nghĩa, đưa nền sản xuất nhỏ, riêng lẻ của nông dân và thợ thủ công cá thể phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa. Cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa gắn bó với nhau, là sự nghiệp lâu dài, phải tiến hành từng bước không nôn nóng chủ quan.
- Qúa độ: thời kì chuyển tiếp từ một chế độ xã hội cũ sang chế độ xã hội kới đang hình thành thắng lợi: thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội.
- Nạn kiều: vào những năm 1976 -1979 số lượng người Hoa ở Việt Nam về nước tăng nhanh. Trung Quốc gọi đó là "nạn kiều" và lợi dụng điều đó để gây xung đột ở biên giới phía Bắc nước ta.
III. Phương tiện dạy học chủ yếu
- Tham khảo Văn kiện Đại hội Đảng IV (1976), lần thứ V (1982).
- Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
- Một số hình ảnh về công cuộc xây dựng CNXH từ năm 1976 đến 1986
Ghi chú: GV có thể liên hệ với khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội để khai thác tư liệu hình ảnh trên, hoặc tìm mua cuốn Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 12 THPT (NXB ĐHSP, Hà Nội, 2009).
IV. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
GV có thể sử dụng câu hỏi sau:
- Hãy nêu tình hình hai miền Nam - Bắc Việt Nam sau 1975.
- Nhân dân hai miền Nam – Băc đã đạt được thành tựu gì trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế - xã hội sau đại thắng mùa xuân 1975?
- Trình bày về quá trình hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước?
3. Bài mới