Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước 19/12/1946 (tiếp)

Giáo án môn Lịch sử lớp 12

Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước 19/12/1946 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước 19/12/1946

Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1950) (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức: học sinh nắm được các nội dung cơ bản.

  • Biết được diễn biến chính của cuộc kháng chiên chống thực dân pháp trở lại xâm lược Nam Bộ.
  • Trình bày được chủ trương sách lược của Đảng và chính phủ đấu tranh Trung Hoa dân quốc và bọn phản động ở miền Bắc, thấy được ý nghĩa của chủ trương sách lược đó.
  • Hiểu được chủ trương sách lược của Đảng và chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đối phó với Pháp và ý nghĩa của nó.

2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, niềm tin và tự hào vào sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh.

3/ Kỹ năng. So sánh, phân tích.

II. Tư liệu – đồ dùng dạy học.

  • Tranh ảnh và tư liệu sgk
  • Tư liệu tham khảo sgv
  • Sơ đồ “Sơ kết bài học”

III. Tiến trình tổ chức dạy và học

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra: Tình hình nước ta sau ngày 2/9/1945 ntn?

3/ Dẫn nhập vào bài mới:

4.Tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung học sinh cần nắm

HĐ 1: Cả lớp

- GV: Thực dân Pháp đã có hành động gì ở miền nam sau CMTT, âm mưu và mục đích của Pháp là gì?

- HS: Hành động khiêu khích trắng trợn (2/9/1945 ở Sài Gòn)Ú22/9. Pháp mang dã tâm quay lại xâm lược nước ta lần nữa

- Cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu Pháp xâm lược đã diễn ra như thế nào? Ý nghĩa?

- HS trả lời

HĐ 2: Cả lớp và cá nhân

- Âm mưu của quân quốc dân Đảng và tay sai đối với ta?

+ Tiêu diệt Đảng Cộng sản

+ Phá tan Việt Minh

+ Lật đổ chính quyền cách mạng

- Chủ trương của Đảng với quân Trung Hoa dan Quốc và tay sai như thê nào, ý nghĩa của những chủ trương đó?

Hs trả lời.

HĐ 3: Cả lớp và cá nhân

- GV: Vì sao ta phải hoà hoãn với Pháp?

- HS

+ Tránh được cuộc chiến bất lợi giữa ta và Pháp, đẩy được 20 vạn quân Tưởng cùng bọn tay sai về nước

+ Ta chọn giải pháp “hoà để tiến”

- Giáo viên miêu tả ngắn gọn về lễ kí kết hiệp định sơ bộ giữa đại diện của ta HCT và Xanhtơny.

- Ý nghĩa của việc kí kết hiệp định sơ bộ.

Đây là hiệp định quốc tế đầu tiên mà chính phủ cách mạng kí với nước ngoài (VN lợi dụng được mâu thuẫn trong nội bộ thực dân Pháp nắm bắt được khó khăn của Pháp trong việc tiến hành chiến tranh xâm lược chính phủ Pháp thừa nhận VN là 1 nước tự do không còn là thuộc địa Pháp. Đây là 1 thắng lợi to lớn của nước VNDCCH trẻ tuổi.)

- Vì sao ta kí với Pháp tạm ước 14/9/1946?

Nhằm tỏ rõ thiện chí hòa bình của ta và kéo dài thêm thời gian hòa hoãn chuẩn bị k/c

"Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lênin về lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và về sự nhân nhượng có nguyên tắc”

Lê Duẩn “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng”

III. Đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng.

1/ Kháng chiến chống Pháp quay trở lại xâm lược ở Miền Nam.

- 23/ 9/ 1945, Pháp gây ra cuộc chiến tranh xâm lược lần 2

- Nhân dân miền Nam nhất tề đứng lên chống Pháp bằng mọi hình thức – mọi vũ khí

- Nhân dân miền Bắc chi viện cho miền Nam – tổ chức các đoàn quân Nam tiến

Ý nghĩa: Ngăn chặn bước tiến công của địch, hạn chế âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh”. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của nhân dân miền Nam

- Tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống bọn xâm lược.

2/ Đấu tranh với quân Trung Hoa dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc.

- Chủ trương của Đảng: hoà hoãn, tránh xung đột với quốc dân Đảng (để tập trung đánh Pháp ở miền Nam)

- Ta nhân nhượng một số quyền lo về chính trị, kinh tế … cho quốc dân Đảng.

- Kiên quyết vạch trần âm mưu chia rẽ phá hoại của các tổ chức tay sai phản cách mạng – trừng trị trấn áp theo pháp luật

* Ý nghĩa: Hạn chế đến mức thấp nhất hoạt động phá hoại của quân Trung Hoa dân quốc và bọn tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền của chúng.

3/ Hoà hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi nước ta.

a/ Nguyên nhân:

- Ngày 28/ 2/ 1946, Pháp – Tưởng kí kết hiệp ước Hoa – Pháp (Tại Trùng Khánh) câu kết với nhau, với hiệp ước này Tưởng đã dọn đường cho Pháp xâm lược miền Bắc nước ta.

- Đặt nhân dân ta trước hai con đường phải lựa chọn: Cầm súng chống thực dân Pháp không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc hoà hoãn nhân nhượng để trách đối phó cùng lúc với nhiều kẻ thù.

=> Ban thường vụ TƯ Đảng họp do Hồ Chủ tịch chủ trì đã chọn giải pháp “Hoà để tiến”

b/ Hiệp định sơ bộ 6/3/1946.

- Được ký kết tại 38 Lý Thái Tổ – Hà nội giữa Hồ Chủ Tịch và Sainteny

+Nội dung: sgk

+ Ý nghĩa: Ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi, đẩy được 20 vạn quân Tưởng về nước cùng bọn tay sai. Ta có thêm thời gian hoà bình để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

- Sau khi kí hiệp định sơ bộ ta đấu tranh với Pháp để ký hiệp định chính thức. Tuy nhiên cuộc đàm phán giữa ta và Pháp tại Phongtenơblô (Pháp) bị thất bại do phía Pháp ngoan cố.

Ú14/9/1946 ta kí với Pháp tạm ước, tiếp tục nhân nhượng Pháp. Tạm thời đẩy lùi nguy cơ bùng nổ chiến tranh ở Đông Dương.

* Chủ trương của Đảng, chính phủ và chủ tịch HCM thể hiện sự sáng suốt, tài tình và khôn khéo đưa con thuyền cách mạng vượt qua thử thách to lớn trong thời điểm đó và sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới mà chắc chắn không thể tránh khỏi.

III. Kết thúc bài học.

  • Củng cố: theo câu hỏi SGK
  • dặn dò:
Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 12

    Xem thêm