Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 10: Các nước Tây Âu
Giáo án môn Lịch sử lớp 9
Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 10: Các nước Tây Âu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 8: Nước Mĩ
Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 9: Nhật Bản
Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Tư tưởng: Giúp h/s nhận thức được những mối liên hệ, nguyên nhân đưa đến sự liến kết khu vực Tây Âu và quan hệ Tây Âu với Mỹ.
3. Kỹ năng: Sử dụng bản đồ xác định phạm vi lãnh thổ Châu Âu. Rèn phương pháp tư duy, phân tích tổng hợp.
II. Thiết bị, tài liệu
- Bản đồ Châu Âu.
- Lược đồ các nước Liên minh châu Âu
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nguyên nhân nào khiến cho nền kinh tế của Nhật phát triển "thần kỳ" sau chiến tranh thế giới thứ hai?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Sau chiến tranh thế giới II, cùng với Mỹ và Nhật Bản, Tây Âu là một trong ba trung tâm tài chính, kinh tế của thế giới. Vậy quá trình phát triển của Tây Âu diễn ra như thế nào ta cùng đi tìm hiểu trong bài hôm nay.
* Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1 ? Tại sao gọi là các nước Tây Âu. - Chỉ các nước tư bản ở phía Tây Châu Âu. - GV: dung bản đồ chỉ vị trí các nước Tây Âu. ? Sau chiến tranh thế giới thứ II các nước Tây Âu như thế nào? - Các nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề: - 1944 CN Pháp giảm 38%, NN giảm 60%. - Anh nợ 21 tỷ bảng. ? Để khôi phục nền kinh tế các nước Tây Âu đã làm gì? - Kế hoạch Mác- san với số tiền 17 tỷ USD. - H/s đọc dòng chữ nhỏ sgk – tr41. ? Kế hoạch này có tác dụng và tác hại gì? ? Chính sách đối nội của Tây Âu thể hiện thế nào. - Ngăn cản phong trào đấu tranh của công nhân. - Thực hiện đa đảng nhưng thực chất đều là các đảng đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản. ? Nêu rõ chính sách đối ngoại của Tây Âu? ? Nhắc lại phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước á, Phi, Mỹ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai? - H/s đọc dòng chữ nhỏ sgk – tr41. - Thành lập khối NATO. ? Sau chiến tranh Đức chia thành mấy khu vực. - Đức chia thành 2 khu vực chịu ảnh hưởng của hai cường quốc: Mỹ và Liên Xô. ? Nền kinh tế của Cộng hoà liên bang Đức phát triển như thế nào? - Mỹ đầu tư 50 tỷ Mác và đưa vào khối quân sự Bắc Đại Tây dương. ? Tình hình Cộng hoà dân chủ Đức thế nào? ? Nước Đức được thống nhất vào thời gian nào? GV: Bức tường Bec-lin được phá bỏ đánh dấu sự thống nhất của nước Đức. Hiện nay thủ tướng Đức là người đầu tiên xuất thân từ Đông Đức được bầu làm thủ tướng. Hoạt động 2 ? Xu hướng chung của các nước Tây Âu từ năm 1950 là gì? - H/s đọc dòng chữ nhỏ sgk – tr42. ? Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau? - Có chung nền văn minh, KT không có sự khác biệt nhau lấm. - Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ. ? Hãy cho biết những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế? ? Mục tiêu của sự liên kết này là gì? -> Mục tiêu: Xoá bỏ dần hàng rào thuế quan, thực hiện tự do lưu thông hàng hoá, tư bản và công nhân giữa 6 nước. GV giới thiệu về hội nghị Ma-a-tơ-rich ? Hội nghị Ma-a-tơ-rich có ý nghĩa gì? Chú ý dòng chữ nhỏ sgk – tr43. ? Ngày nay tổ chức EU có bao nhiêu nước thành viên. - 25 nước. ? Em có nhận xét gì về sự liên kết khu vực ở Tây Âu. GV: Xu thế liên kết của các khu vực ngày càng phát triển. Ví dụ: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh Châu Phi (AU), liên minh các nước Mỹ la tinh. ? Mối quan hệ giữa liên minh châu Âu và Việt Nam diễn ra như thế nào? - Tăng cường liên kết, hợp tác cả về kinh tế và chính trị. - EU là một trong những thị trường lớn của Việt Nam với các mặt hàng chính là giày mũi da và cá da trơn (cá basa...) | I. Tình hình chung. * Kinh tế: - 1948 - 1951: 16 nước Tây Âu nhập viện trợ Mỹ theo "Kế hoạch Mác-san" . => Kinh tế Tây Âu phục hồi nhưng các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mỹ. * Chính trị: - Đối nội:Thu hẹp quyền tự do dân chủ, xoá bỏ cải cách tiến bộ, ngăn cản phong trào công nhân và phong trào dân chủ, củng cố thế lực của giai cấp tư sản cầm quyền. - Đối ngoại: Tăng cường chiến tranh tái chiếm thuộc địa. * Nước Đức: - Sau chiến tranh Đức chia thành 2 nước: CH Liên bang Đức và CH dân chủ Đức với hai chế độ chính trị đối lập nhau. - Tháng 10/1990, nước Đức thống nhất trở thành quốc gia có tiềm lực quân sự và kinh tế lớn nhất châu Âu. II. Sự liên kết khu vực. - Sau chiến tranh thế giới thứ II, ở Tây Âu xuất hiện xu hướng liên kết khu vực. - 4/1951: Cộng đồng than thép Châu Âu được thành lập gồm 6 nước: Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua. - 3/1957: Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và "Cộng đồng kinh tế Châu Âu" (EEC) được thành lập gồm 6 nước trên. - 7/1967: Cộng đồng châu Âu (EC) ra đời trên cơ sở sáp nhập ba cộng đồng trên. - 12/1991: Hội nghị Ma-a-tơ-rich quyết định quyết định cộng đồng Châu Âu (EC) mang tên mới là liên minh Châu Âu (EU). Ngày 1-1-1999, một đồng tiền chung châu Âu được phát hành với tên gọi là đồng ơrô (EURO) => Là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới có tổ chức chặt chẽ với 25 thành viên (2004) |
4. Củng cố - dặn dò
* Bài tập: - Lập niên biểu về sự thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở Châu Âu theo mẫu:
Thời gian | Sự kiện |
4/1951 | Cộng đồng than thép Châu Âu được thành lập. |
3/1957 | Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu được thành lập. |
7/1967 | Cộng đồng châu Âu (EC) thành lập. |
12/1991 | Liên minh Châu Âu (EU) ra đời. |
Hãy xác định trên bản đồ Châu Âu sáu nước đầu tiên của EU. (Pháp, CH Liên bang Đức, ý, Hà Lan, Bỉ, Luc – xăm – bua).
* Dặn dò: - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk. - Tập vẽ bản đồ tr 43- Chuẩn bị bài 11.