Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 12 bài 3: Tổ chức quân đội và công an nhân dân Việt Nam

Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 12 bài 3

Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 12 bài 3: Tổ chức quân đội và công an nhân dân Việt Nam được soạn theo chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD. Hi vọng, với mẫu giáo án điện tử lớp 12 này, quý thầy cô sẽ có thêm tài liệu tham khảo chất lượng để xây dựng bài dạy thú vị giúp các em học sinh tiếp thu bài hiệu quả.

Bài 3: Tổ chức quân đội và công an nhân dân Việt Nam

MỞ ĐẦU

I. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

1. Tổ chức và hệ thống tổ chức của QĐND Việt Nam

a) Tổ chức của QĐND Việt Nam

  • Quân đội nhân dân Việt Nam của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, thuộc quyền thống lĩnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chỉ huy điều hành của Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
  • Tổ chức của QĐND Việt Nam gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng; lực lượng thường trực và lực lượng dự bị; được tổ chức thống nhất, chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở.

b) Hệ thống tổ chức của QĐND Việt Nam

Hệ thống tổ chức của QĐND Việt Nam gồm:

  • Bộ Quốc phòng
  • Các cơ quan Bộ quốc phòng: Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kĩ thuật, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tổng cục II, Văn phòng BQP, Thanh tra BQP, Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, Tòa án quân sự Trung ương….
  • Các đơn vị thuộc BQP: Các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, bộ đội Biên phòng, các viện nghiên cứu, các học viện, trường đào tạo sĩ qua, trường nghiệp vụ, các xí nghiệp QP…
  • Các bộ, ban chỉ huy quân sự

2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong QĐND Việt Nam

a) Bộ Quốc phòng

Là cơ quan lãnh đạo, chỉ huy, quản lí cao nhất của tòa quân.

b) Bộ Tổng tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp trong QĐND Việt Nam

Là cơ quan chỉ huy LLVT quốc gia, có chức năng bảo đảm trình độ SSCĐ của LLVT và điều hành các hoạt động quân sự trong thời bình, thời chiến.

c) Tổng cục Chính trị và cơ quan chính trị các cấp trong QĐND Việt Nam

TCCT là cơ quan đảm nhiệm CTĐ – CTCT trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

TCCT có nhiệm vụ đề nghị Đảng ủy Quân sự Trung ương quyết định những chủ trương, biện pháp lớn về CTĐ – CTCT trong quân đội; đề ra những nội dung, biện pháp, kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra cấp dưới.

Cơ quan chính trị các cấp có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, biện pháp CTĐ – CTCT của toàn quân cũng như từng đơn vị; hướng dẫn và tổ chức cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức tiến hành và thực hiện có hiệu quả CTĐ – CTCT

d) Tổng cục Hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp trong QĐND Việt Nam

Có chức năng đảm bảo vật chất, quân y, vận tải cho toàn quân và từng đơn vị

Có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác tổ chức lực lượng, chỉ đạo công tác đảm bảo hậu cần chung của nền QPTD, của Quân đội, của LLVT, của từng đơn vị

e) Tổng cục Kĩ thuật và cơ quan kĩ thuật các cấp trong QĐND Việt Nam

Là cơ quan bảo đảm trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh cho toàn quân và từng đơn vị.

g) Tổng cục CNQP, cơ quan, đơn vị sản xuất quốc phòng trong QĐND Việt Nam

Có chức năng quản lí các cơ sở sản xuất quốc phòng của quân đội và của từng đơn vị theo phân cấp.

Có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các vấn đề có liên quan đến tổ chức bảo đảm CNQP, chỉ đạo các đơn vị sản xuất trang thiết bị của ngành CNQP, bảo đảm cho LLVT thời bình và thời chiến.

h) Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng

  • Quân khu là tổ chức quân sự theo lãnh thổ một số tỉnh, thành phố giáp nhau, có liên quan với nhau về quân sự, trực thuộc BQP LLVT quân khu thường có một số đơn vị chủ lực, các đơn vị B
  • Quân đoàn là đơn vị tác chiến chiến dịch hoặc chiến dịch – chiến thuật, là lực lượng thường trực của quân đội. Quân đoàn có thể tác chiến độc lập hoặc đảm nhiệm một hướng chiến dịch trong đội hình cấp trên; có nhiệm vụ huấn luyện nâng cao trình độ SSCĐ và sức chiến đấu cho các đơn vị.
    • Quân đoàn 1: Binh đoàn Quyết Thắng
    • Quân đoàn 2: Binh đoàn Hương Giang
    • Quân đoàn 3: Binh đoàn Tây Nguyên
    • Quân đoàn 4: Binh đoàn Cửu Long
  • Quân chủng: là bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lí nhất định (trên bộ, trên không, trên biển); được tổ chức biên chế, trang bị, huấn luyện theo đặc trưng chức năng, nhiệm vụ và phương thức tác chiến riêng như Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không – không quân
  • Binh chủng: Có chức năng trực tiếp chiến đấu hoặc bảo đảm chiến đấu, có vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương pháp hoạt động tác chiến đặc thù: Binh chủng Pháo binh, Binh chủng Tăng – Thiết giáp, Binh chủng Đặc công (Lực lượng chiến đấu); Binh chủng Hóa học, Binh chủng Thông tin liên lạc, Binh chủng Công binh (Bộ đội chuyên môn)

i) Bộ đội biên phòng

Là bộ phận của QĐND Việt Nam. Có chức năng làm nòng cốt, chuyên trách quản lí, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia (trên đất liền, hải đảo, vùng biển, cửa khẩu)

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 12.663
Sắp xếp theo

Giáo án lớp 12

Xem thêm