Giáo án ngữ văn 9 bài Lặng lẽ Sa pa
Giáo án Ngữ văn 9 bài Lặng lẽ Sapa
Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 bài Lặng lẽ Sa pa là giáo án mẫu lớp 9, bám sát kiến thức, kỹ năng và những quy định trong chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 9. Qua bài giáo án điện tử lớp 9 này, giáo viên giúp học sinh hiểu được: Vẻ đẹp về hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm... Đây là tài liệu bổ ích cho mỗi giáo viên khi soạn giáo án điện tử lớp 9, mời quý thầy cô cùng tham khảo.
Ngữ văn 9 bài: LẶNG LẼ SA PA
- Nguyễn Thành Long -
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp về hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
2. Kĩ năng:
*Kĩ năng bài học:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
* Kĩ năng sống: giao tiếp, tự nhận thức.
3. Thái độ:
- Giáo dục Hs ý thức yêu quý trân trọng những con người sống có lí tưởng, cống hiến thầm lặng cho đất nước; Giáo dục Hs ý thức học tập noi theo những tấm gương đó.
II. Phương pháp - kĩ thuật dạy học
- Động não, thảo luận.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Gv: giáo án, tài liệu tham khảo.
- Hs: soạn bài theo câu hỏi sgk.
IV. Các hoạt động chủ yếu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: 5p
- Nhận xét về tình huống truyện “Làng” của Kim Lân
- Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc.
3. Bài mới: 1p
Giới thiệu: Từ những cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ, bình thường đang làm việc miệt mài cho đất nước ở Sa Pa - nơi nghỉ mát kì thú, nhưng cũng là nơi sống và làm việc của những con người lao động với những phẩm chất trong sáng, cao đẹp. Qua 1 chuyến đi, ngỡ chỉ là đi chơi thư giãn, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết thành 1 câu chuyện ngắn đặc sắc, dạt dào chất thơ.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung ghi bảng |
? Trình bày hiểu biết về tác giả? Gv: Ông thường có những chuyến đi thực tế ở nhiều nơi, vốn sống và LĐ của ông được dành vào việc viết truyện ngắn và bút kí. Ông là người biết chọn lọc từ cuộc sống những mẩu chuyện thực từ nơi này, nơi kia rồi liên kết chúng lại trong 1 chuỗi lời kể tự nhiên. Cốt truyện của ông có nhiều chỗ li kì, chứa đầy những gay cấn và chất thơ vừa nhẹ nhàng vừa trầm lắng thiết tha. ? Cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? GV: Thời điểm 1970, đất nước tập trung xây dựng miền Bắc XHCN, rất nhiều người nhiệt tình hăng say cống hiến sức mình cho tổ quốc, góp phần làm giàu đẹp cho đất nước. - Gv hướng dẫn chậm, cảm xúc lắng sâu - Gv đọc mẫu - Hs đọc -> Nhận xét - Hs tìm hiểu một số chú thích sgk. | Trên cây cầu số 4, chiếc xe chở hành khách lên Lai Châu dừng lại nghỉ để lấy nước và cho hành khách nghỉ ngơi, bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ và cô gái về một người “cô độc nhất thế gian” đó là anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh mời mọi người lên nhà chơi, anh chạy lên trước hái hoa tặng cô gái, họ chuyện trò khoảng 30 phút; anh kể chuyện mình sống và làm việc ở đây, anh rất yêu và gắn bó với công việc, anh thích đọc sách,trồng hoa, trồng rau, nuôi gà, anh ăn ở gọn gàng, ngăn nắp. Biết ông họa sĩ vẽ mình, anh giới thiệu cho ông anh thanh niên trên đỉnh Phan-xi-păng, ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, người cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Cô kĩ sư nghe anh nói chuyện đã nhận thấy mối tình đầu nhạt nhẽo mà mình từ bỏ là đúng và yên tâm công tác ở miền núi. Cô muốn để lại chiếc khăn làm kỉ niệm của cuộc gặp gỡ nhưng anh không hiểu nên đã trả lại cho cô. Hết 30 phút, anh chia tay mọi người và tặng họ trứng và hoa, không tiễn họ xuống đến tận xe... | I. Đọc – tìm hiểu chung 1. Tác giả - tác phẩm * tác giả - Nguyễn Thành Long (1925- 1991) quê Quảng Nam. - Nhà văn có nhiều đống góp cho nền văn học hiện đại VN ở thể loại truyện và kí * Tác phẩm - Viết sau chuyến đi Lào Cai mùa hè 1970. 2. Đọc- Tóm tắt |
Tài liệu liên quan:
- Lặng lẽ Sa Pa - Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long
- Soạn bài lớp 9: Lặng lẽ Sa Pa
- Soạn Văn 9: Lặng lẽ Sa Pa
- Tóm tắt truyện ngắn Lặng Lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
- Thuyết minh truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
- Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
- Phân tích nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" - Nguyễn Thành Long
- Văn mẫu lớp 9: Nghị luận văn học về bài Lặng lẽ Sa Pa
- Chứng minh rằng trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, Sa Pa không lặng lẽ
- Bài viết số 6 Ngữ văn lớp 9: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn giàu chất thơ
- Trắc nghiệm bài Lặng lẽ Sa Pa