Giáo án Sinh học 12 bài 3: Điều hòa hoạt động của gen

Giáo án môn Sinh học lớp 12

Giáo án Sinh học 12 bài 3: Điều hòa hoạt động của gen để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Sinh học 12 bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Giáo án Sinh học 12 bài 2: Phiên mã và dịch mã

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

  • Nêu được cấu trúc của Ôpêrôn lac.
  • Trình bày được cơ chế và ý nghĩa điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ thông qua ví dụ về hoạt động của ôpêrôn lac ở E.Coli.

2. Kĩ năng: Tư duy phân tích lôgic và khả năng khái quát hóa cho học sinh.

3. Thái độ: HS xây dựng và củng cố niềm tin vào khoa học.

II.. CHUẨN BỊ.

  • Giáo viên: Giáo án, SGK, hình 3.1, 3.2a, 3.2b. SGK.
  • Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan – Vấn đáp

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức lớp:Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra:

  • Diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã?
  • Quá trình dịch mã tại ribôxôm diễn ra như thế nào?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cơ bản.

* Hoạt động 1: Khái niệm hoạt động điều hòa hoạt động của gen.

GV: Nêu khái niệm điều hòa hoạt động của gen?

+ Điều hòa hoạt động của gen phụ thuộc vào những yếu tố nào?

+ Cơ chế nào giúp tế bào tổng hợp protein cần thiết vào lúc thích hợp?

HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV để trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung:

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ.

GV: Ôpêrôn lac là gì? Cho ví dụ.

HS: Đọc mục II trang 18 trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xétvà bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

GV: + Cấu tạo của ôpêrôn lac gồm các thành phần nào?

+ Ôpêrôn lac hoạt động như thế nào?

HS: Trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung.

GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 3.2a, 3.2b trang 16, 17 SGK và cho biết:

+ Những biểu hiện ở gen R và ôpêrôn lac trong trạng thái bị ức chế (I)

+ Những biểu hiện ở gen R và ôpêrôn lac khi có các chất cảm ứng lactôzơ (II).

HS: Thảo luận trong nhóm -> đại diện của nhóm trình bày -> Các HS khác bổ sung.

GV: Nhận xét, đánh giá, tổng kết.

GV bổ sung thêm: Khi lactôzơ bị phân giải hết, chất ức chế được giải phóng. Chất ức chế chuyển từ trạng thía bất hoạt sang trạng thái hoạt động đến bám vào vùng chỉ huy và ôpêrôn lại chuyển sang trạng thái bị ức chế.

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN.

- Điều hòa hoạt động của gen là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.

- Điều hòa hoạt động của gen xảy ra ở nhiều mức độ:

+ Điều hòa phiên mã: Điều hòa số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào.

+ Điều hòa dịch mã: Điều hòa lượng prôtêin được tạo ra.

+ Điều hòa sau dịch mã: Làm biến đổi prô têin sau khi đực tổng hợp để thực hiện chức năng nhất định.

II. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN Ở SINH VẬT NHÂN SƠ.

1. Cấu trúc của ôpêrôn lac

* Khái niệm về ôpêron: Trên ADN của vi khuẩn, các gen có liên quan về chức năng thường được phân bố thành một cụm, có chung một cơ chế điều hòa được gọi là ôpêron.

VD: ôpê rôn lac ở vi khuẩn E.Coli điều hòa tổng hợp các enzim giúp chúng sử dụng đường lactôzơ.

* Ôpêrôn lac gồm 3 thành phần:

- Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A): Quy định tổng hợp enzim tham gia vào các phản ứng phan giải đường lactôzơ.

- Vùng vận hành (O): là vị trí tương tác với chất prôtêin ức chế ngăn cản phiên mã.

- Vùng khởi động (P): Là nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

2. Cơ chế hoạt động của ôpêrôn lac ở E.Coli.

- Khi môi trường không có lac tôzơ:

+ Gen điều hòa (R) tổng hợp prôtêin ức chế.

+ Prôtêin ức chế đến bám vào vùng vận hành.

+ Các gen cấu trúc không hoạt động phiên mã.

- Khi môi trường có lactôzơ:

+ Phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế,làm biến đổi cấu hình prôtêin.

+ Prôtêin ức chế bị không liên kết được với vùng vận hành (bất hoạt), mARN của các gen Z, Y, A được tổng hợp và sau đó được dịch mã tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ.

+ Khi đường lactôzơ bị phân giải hết, prôtêin ức chế liên kết vời vùng vận hành, phiên mã bị dùng.

4. Củng cố:Trong tế bào có rất nhiều gen, song ở mỗi thời điểm chỉ có một số gen hoạt động, phần lớn các gen còn lại bất hoạt. Vậy cơ chế nào giúp cơ thể thực hiện quá trình này?

5. Dặn dò:

  • Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài SGK trang 19.
  • Nghiên cứu bài đột biến gen trang 20.
Đánh giá bài viết
1 6.292
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 12

    Xem thêm