Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Sinh học 12 bài 30: Qúa trình hình thành loài (tiếp theo)

Giáo án môn Sinh học lớp 12

Giáo án Sinh học 12 bài 30: Qúa trình hình thành loài (tiếp theo) để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Sinh học 12 bài 27: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (tiếp theo)

Giáo án Sinh học 12 bài 28: Loài

Giáo án Sinh học 12 bài 29: Qúa trình hình thành loài

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Kiến thức:

  • Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
  • Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới như thế nào.

Kĩ năng: phân tích kênh hình, so sánh, phân tích tổng hợp.

Thái độ: Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy.

Tư duy: Tư duy logic, liên kết kiến thức.

II. CHUẨN BỊ:

  • Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh hình có liên quan.
  • Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Cơ chế hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp học:

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới?
  • Tại sao quần đảo lại được xem là phòng thí nghiệm nghiên cứu quá trình hình thành loài mới?
  • Tại sao cách li địa lí lại là cơ chủ yếu dẫn đến hình thành loài mới ở động vật?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ SGK và rút ra kết luận về quá trình hình thành loài bằng cách li tập tính?

HS: Nghiên cứu ví dụ SGK trang 129, thảo luận và nêu được kết luận.

GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ SGK trang 130 và rút ra kết luận về quá trình hình thành loài bằng cách li sinh thái? Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái thường xảy ra đối với đối tượng nào?

HS: Nghiên cứu ví dụ SGK trang 130, thảo luận và nêu được kết luận.

GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa..

GV:Thế nào là lai xa? Lai xa gặp những trở ngại gì? Vì sao cơ thể lai xa thường bất thụ?

Có phải cơ thể lai xa nào cũng bất thụ và không thể tạo thành loài mới không? Để khắc phục trở ngại khi lai xa người ta có thể làm gì? Tại sao? Người ta tiến hành như thế nào?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 130 và 131, thảo luận và trả lời các câu hỏi.

GV: Vì sao lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật bậc cao nhưng rất ít gặp ở động vật? Sự xuất hiện một cá thể lai xa được đa bội hóa đã được xem là loài mới chưa?

HS: Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến trả lời.

GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÍ.

1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái.

a. Hình thành loài bằng cách li tập tính.

- Ví dụ: SGK trang 129.

- Kết luận:

+ Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi một số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc.

+ Lâu dần do giao phối không ngẫu nhiên và các NTTH tác động dẫn đến cách li sinh sản và dần sẽ hình thành loài mới.

b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái.

- Ví dụ: SGK trang 130.

- Kết luận:

+ Hai quần thể cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vón gen của 2 quần thể đến một lúc nào đó làm xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành.

+ Hình thành loài bằng cách lí sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển.

2. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

- Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau, hầu hết cho con lai bất thụ.

- Tuy nhiên trong trường hợp cây sinh sản vô tính lại có thể hình thành loài mới bằng lai xa.

- Đa bội hóa hay còn gọi là song nhị bội là trường hợp con lai khác loài được đột biến làm nhân đôi toàn bộ bộ NST.

- Loài mới được hình thành nhờ lai xa kèm đa bội hóa có bộ NST lưỡng bội của cả loài bố và mẹ nên chúng giảm phân bình thường và hoàn toàn hữu thụ.

- Ví dụ: SGK trang 130.

4. Củng cố:

  • HS đọc kết luận cuối bài.
  • Tai sao phải bảo vệ đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy?

5. Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 12

    Xem thêm