Giáo án Sinh học lớp 11 bài 12: Hô hấp ở thực vật
Giáo án môn Sinh học lớp 11
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 12: Hô hấp ở thực vật để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 10: Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến quang hợp
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 13: Thực hành phát hiện diệp lục và Carotenoit
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Nêu được bản chất của HH ở thực vật, viết được pttq và vai trò của HH đối với cơ thể thực vật.
- Phân biệt được các con đường HH ở thực vật liên quan với điều kiện có hay không có oxi.
- Mô tả được mqh giữa HH và QH.
- Nêu được vd về ảnh hưởng của nhân tố môi trường đối với HH.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Áp dụng kiến thức vào thực tiễn bảo quản nông sản.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình 12.1, 12.2, 12.3 SGK.
- Máy chiếu.
- PHT
III. Phương pháp dạy học:
Trực quan, thảo luận và hỏi đáp.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò | Nội dung kiến thức | |||||||||||||||
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về HH ở thực vật. TT1: GV yêu cầu HS quan sát hình 12.1 SGK, trả lời câu hỏi: - Hãy mô tả TN. Các TN a, b, c nhằm chứng minh điều gì? - HH là gì? Bản chất của hiện tượng HH? - Viết pttq của quá trình HH? TT2: HS nghiên cứu quan sát hình → trả lời câu hỏi. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận. TT4: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.3 → trả lời câu hỏi: - Hãy cho biết HH có vai trò gì đối với cơ thể thực vật? TT5: HS nghiên cứu mục I.3 → trả lời câu hỏi. TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận. *Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường HH ở thực vật. TT1: GV yêu cầu HS quan sát hình 12.2 SGK, trả lời câu hỏi: - Hãy cho biết ở cơ thể thực vật có thể xảy ra con đường HH nào? - Hoàn thành PHT
TT2: HS nghiên cứu quan sát hình → trả lời câu hỏi, hoàn thành PHT. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận. TT4: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III, trả lời câu hỏi: - HH sáng là gì?Hậu quả của HH sáng? TT5: HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận. *Hoạt động 3: Tìm hiểu quan hệ giữa HH với QH và môi trường. TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục IV SGK, trả lời câu hỏi : - Hãy cho biết QH và HH có mqh với nhau ntn? - Hãy khái quát về ảnh hưởng của môi trường đối với HH của thực vật? TT2: HS nghiên cứu SGK→ trả lời câu hỏi. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận. | I. Khái quát về HH ở thực vật: 1. HH ở thực vật là gì? - HH ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP. - Phương trình tổng quát: C6H12O6 +6O2 → 6 CO2 + 6 H2O + Q 2. Vai trò của HH đối với cơ thể thực vật. - Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây. - Cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho các hoạt động sống của cây. - Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể. II. Con đường HH ở thực vật: 1. Phân giải kị khí: - Điều kiện: + Xảy ra trong rễ cây khi bị nghập úng hay trong hạt khi ngâm vào nước hoặc trong các trường hợp cây ở điều kiện thiếu oxi. - Gồm: + Đường phân: Là quá trình phân giải Glucozo đến axit piruvic (xảy ra trong tbc). + Lên men. 2. Phân giải hiếu khí: - Gồm chu trình Crep và chuỗi chuyền electron trong HH. + Chu trình Crep diễn ra trong chất nền của ti thể. Khi có oxi, axit piruvic đi từ tbc vào ti thể. Tại đây axit piruvic chuyển hóa theo chu trình Crep và bị oxi hoá hoàn toàn + Chuỗi chuyền electron diễn ra ở màng trong ti thể. Hiđrô tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyền đến chuỗi chuyền electron đến oxi để tạo ra nước. - Một phân tử glucozo qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng. 3. Hô hấp sáng: - Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng. III. Quan hệ giữa HH với QH và môi trường: 1. Mqh giữa HH và QH: - HH và QH là 2 quá trình phụ thuộc lẫn nhau. HH cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho quang hợp ngược lại QH cung cấp nguyên liệu cho HH… 2. Mqh giữa HH và môi trường: a. Nước: - Nước cần cho HH, mất nước làm giảm cường độ HH. b. Nhiệt độ: - Khi nhiệt độ tăng, cường độ HH tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường. c. Oxi: d. Hàm lượng CO2: - CO2 là sản phẩm của HH vì vậy nếu CO2 được tích lại (> 40%) sẽ ức chế HH → sử dụng CO2 trong bảo quả nông sản. |
4. Củng cố:
HH hiếu khí có ưu thế gì so với HH kị khí?
Phân biệt quá trình đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron bằng cách điền vào PHT.
Điểm phân biệt | Đường phân | Chu trình Crep | Chuỗichuyền electron |
Vị trí | |||
Nguyên liệu | |||
Sản phẩn | |||
Năng lượng |
5. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”