Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 5: Chính tả - Tập chép: Mùa thu của em
GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 3
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 tuần 5: Chính tả - Tập chép Mùa thu của em được biên sọan chuẩn kiến thức, kỹ năng cho các thầy cô tham khảo giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt được nội dung bài học về chép đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Mùa thu của em.
CHÍNH TẢ
MÙA THU CỦA EM
I. MỤC TIÊU
- Chép đúng, không mắc lỗi bài thơ Mùa thu của em.
- Tìm được các tiếng có vần oam và làm đúng các bài tập chính tả phân biệt n/l; en/eng.
- Trình bày đúng, đẹp hình thức thơ 4 chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ chép sẵn bài thơ.
- Bảng phụ chép bài tập 2 (3 lần).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp: bông sen, cái xẻng, chen chúc, đèn sáng.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
Giới thiệu bài (1’) - Giờ chính tả hôm nay các em sẽ chép bài thơ Mùa thu của em và tìm các tiếng có vần oam, có âm đầu l/n hoặc en/eng. | |
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả (22’) Mục tiêu: - Chép đúng, không mắc lỗi bài thơ Mùa thu của em. - Trình bày đúng, đẹp hình thức thơ 4 chữ. Cách tiến hành: a) Trao đổi về nội dung bài thơ | |
- GV đọc bài thơ 1 lần. | - Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại. |
- Mùa thu thường gắn với những gì? | - Mùa thu gắn với hoa cúc, cốm mới, rằm Trung thu và các bạn HS sắp đến trường. |
b) Hướng dẫn cách trình bày - Bài thơ viết theo thể thơ gì? | - Bài thơ viết theo thể thơ 4 chữ. |
- Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng thơ? | - Bài thơ có 4 khổ, mỗi khổ có 4 dòng thơ. |
- Trong bài thơ những chữ nào phải viết hoa? | - Các chữ đầu câu phải viết hoa. |
- Tên bài và chữ đầu câu viết như thế nào cho đẹp? c) Hướng dẫn viết từ khó | - Tên bài viết giữa trang vở, chữ đầu câu lùi vào 2 ô. |
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. | Nghìn, mở, mùi hương, ngôi trường, thân quen, lá sen... |
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. | - 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp |
d) Chép chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài | - Chép bài. |
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (7’) Mục tiêu: Tìm được các tiếng có vần oam và làm đúng các bài tập chính tả phân biệt e/nc; en/eng. Cách tiến hành: Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm. - Nhận xét, sửa lỗi và chốt lại lời giải đúng. Bài 3a - Gọi HS đọc yêu cầu. - Giữ chặt trong lòng bàn tay. - Rất nhiều. - Gạo dẻo để thổi xôi, làm bánh. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm được. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. | - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 3 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm bài vào vở. - HS làm bài vào vở. + Sóng vỗ oàm oạp. + Mèo ngoặm miếng thịt. + Đừng nhai nhồm nhoàm. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Là từ lắm. - Là gạo nếp. - HS làm bài vào vở. |