Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 3: Chính tả - Cháu nghe câu chuyện của bà, phân biệt tr/ch, dấu hỏi/ dấu ngã

Giáo án Tiếng việt lớp 4

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 tuần 3: Chính tả - Cháu nghe câu chuyện của bà phân biệt ch/ tr, dấu hỏi dấu ngã giúp các em học sinh hiểu được nghe viết lại đúng chính tả bài thơ “Cháu nghe câu chuyện của bà". Đồng thời, biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ; luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (ch/tr,?/~). Mời các thầy cô cùng tham khảo giảng dạy.

CHÍNH TẢ

CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ

I. Mục tiêu:

- Nghe – viết chính xác, đẹp bài thơ lục bát Cháu nghe câu chuyện của bà.

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr / ch hoặc dấu hỏi / dấu ngã.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a hoặc 2b.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Gọi 3 HS lên bảng viết một số từ do 1 HS dưới lớp đọc.

- Nhận xét HS viết bảng.

- Nhận xét về chữ viết của HS qua bài chính tả lần trước.

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Tiết chính tả này các em sẽ nghe, viết bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà và làm bài tập chính tả phân biệt tr / ch hoặc dấu hỏi / dấu ngã.

b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả

* Tìm hiểu nội dung bài thơ

- GV đọc bài thơ.

- Hỏi: + Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày?

+ Bài thơ nói lên điều gì?

* Hướng dẫn cách trình bày

- Em hãy biết cách trình bày bài thơ lục bát.

* Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.

* Viết chính tả

* Soát lỗi và chấm bài.

c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả

Bài 2

Lưu ý: (GV có thể lựa chọn phần a, hoặc b hoặc bài tập do GV lựa chọn phù hợp với lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc).

a)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Gọi HS nhận xét, bổ sung

- Chốt lại lời giải đúng

- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.

- Hỏi:

+ Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng em hiểu nghĩa là gì?

+ Đoạn văn muốn nói với chúng ta điều gì?

b) Tiến hành tương tự như phần a).

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.

- Yêu cầu HS về nhà viết lại bài tập vào vở

- Yêu cầu HS về nhà tìm các từ chỉ tên con vật bắt đầu bằng tr / ch và đồ dùng trong nhà có mang thanh hỏi / thanh ngã.

- 1 HS đọc cho 2 HS viết.

+ PB: xuất sắc, năng suất, sản xuất, xôn xao, cái sào, xào rau, …

+ PN: vầng trăng, lăng xăng, măng ớt, lăn tăn, mặn mà, trăng trắng, …

- Lắng nghe.

- Theo dõi GV đọc, 3 HS đọc lại.

+ Bạn nhỏ thấy bà vừa đi vừa chống gậy.

+ Bài thơ nói lên tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.

- Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề, giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng.

+ trước, sau, làm, lưng, lối, rưng rưng, …

+ mỏi, gặp, dẫn, lạc, về, bỗng, …

- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu

- 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bằng bút chì vào giấy nháp.

- Nhận xét, bổ sung.

- Chữa bài:

Lời giải: tre – chịu – trúc – cháy – tre – tre- chí – chiến – tre.

- 2 HS đọc thành tiếng.

- Trả lời:

+ Cây trúc, cây tre, thân có nhiều đốt dù bị đốt nhưng nó vẫn có dáng thẳng.

+ Đoạn văn ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất là bạn của con người.

- Lời giải: triển lãm – bảo – thử – vẽ cảnh–cảnh – vẽ cảnh – khẳng – bởi – sĩ vẽ – ở – chẳng.

- HS cả lớp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Tiếng việt 4

    Xem thêm