Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tính chất của phép nhân Toán 6

Giáo án Tính chất của phép nhân

Giáo án Tính chất của phép nhân Toán 6 giúp giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức cho các em học sinh, để các em hiểu được các tính chất cơ bản của phép nhân các số nguyên như tính chất của phép nhân các số tự nhiên, biết cách xác định dấu của tích nhiều số nguyên. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo!

Tiết 63: §12. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN

I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC:

  • HS hiểu được các tính chất cơ bản của phép nhân các số nguyên như tính chất của phép nhân các số tự nhiên.
  • HS biết cách xác định dấu của tích nhiều số nguyên.

Bước đầu có ý thức vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh giá trị của biểu thức.

II/ CHUẨN BỊ:

  • GV: Máy tính bỏ túi các loại, ...
  • HS: Chuẩn bị máy tính bỏ túi.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1, Kiểm tra bài cũ:

  • HS1: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên ? Viết công thức tổng quát.
  • HS2: Phép nhân số tự nhiên có những tính chất gì ? Viết tổng quát.

* Vào bài:
Phép nhân trong Z cũng có các tính chất như trong N.

2, Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Ghi bảng

Hoạt động 1: Tính chất giao hoán
- GV đưa một dãy các phép tính:

2 . (-3) = ? (-7) . (-4) = ?.
(-3) . 2 = ? (-4) . (-7) = ?.
? Hãy tính kết quả và rút ra nhận xét ?
- GV nêu tính chất giao hoán.

1, Tính chất giao hoán:

Cho a, b € Z:
a . b = b . a

Hoạt động 2: Tính chất kết hợp:

2, Tính chất kết hợp:

? Hãy thực hiện phép tính rồi rút ra nhận xét?

[9 . (-5)] . 2 = ? 9 . [(-5) . 2] = ?

- GV nêu tính chất kết hợp và ghi tổng quát.
- GV nêu: Nhờ tính chất kết hợp mà ta có thể nhân nhiều số nguyên.

? Tính nhanh: (-4) . (+125) . (-25) . (-6) . (-8) = ?

- HS thực hiện phép tính.
- GV nhấn mạnh:
= [(-4) . (-25)].[125 . (-8)]. (-6)
= [100 . (-1000)] . (-6)
= (-100 000) . (-6) = 600 000.
? Để tính nhanh tích của nhiều số ta có thể làm như thế nào?

- GV nêu chú ý 2.
? Nếu có tích của nhiều thừa số bằng nhau ta có thể viết như thế nào cho gọn? (dùng lũy thừa)
- Làm bài?1 và ?2: HS trả lời.
- GV nêu nhận xét.
? Hãy xác định dấu của: (-3)4 ; (-4)3 ?

Cho a, b, c € Z:
(a . b) . c = a . (b . c)

* Chú ý: SGK/94

* Nhận xét: (SGK/94)

Họat động 3: Nhân với số 1.

? Hãy tính: 1 . (-5) = ? (-5) . 1 = ?
10 . 1 = ? 1 . (+10) = ?
? Nhân số nguyên a với số 1, kết quả là số nguyên nào?

- GV ghi bảng tổng quát.
? Nhân số nguyên a với số (-1), kết quả là số nào?
a . (-1) = (-1) . a = -a.
- Làm bài ?4: HS đọc đề bài, suy nghĩ và trả lời.

3, Nhân với số 1:

Cho a € Z: a . 1 = 1 . a = a

Hoạt động 4: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
? Muốn nhân một số với một tổng ta làm như thế nào?
? Nếu a . (b – c) thì kết quả như thế nào?
- GV nêu chú ý.
- Làm bài ?5: HS đọc yêu cầu.
? Hãy nêu 2 cách làm?
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.
, Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

* Tổng quát:
a . (b + c) = ab + ac.
* Chú ý:
a . (b – c) = ab – ac.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Toán lớp 6

    Xem thêm