Giáo án Toán bài Phép biến hình - Phép tịnh tiến

Giáo án bài "Phép biến hình - Phép tịnh tiến"

Thư viện giáo án VnDoc.com xin gửi đến quý độc giả giáo án Toán bài “Phép biến hình - Phép tịnh tiến” trong chương trình Toán lớp 11. Giáo án giúp học sinh nắm được định nghĩa về phép biến hình, một số thuật ngữ và kí hiệu liên quan đến nó, dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác qua phép phép tịnh tiến...., mời các thầy cô cùng tham khảo.

Giáo án bài Đạo hàm của hàm số lượng giác

Giáo án bài Hàm số liên tục

Giáo án Toán bài Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

BÀI: PHÉP BIẾN HÌNH - PHÉP TỊNH TIẾN

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

  • Nắm được định nghĩa về phép biến hình, một số thuật ngữ và kí hiệu liên quan đến nó.
  • Nắm được định nghĩa về phép tịnh tiến. Hiểu được phép tịnh tiến hoàn toàn được xác định khi biết vectơ tịnh tiến.
  • Biết được biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến.
  • Hiểu được tính chất cơ bản của phép tịnh tiến là bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.

2. Về kĩ năng

  • Dựng được ảnh của một điểm qua phép biến hình đã cho.
  • Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác qua phép phép tịnh tiến.
  • Biết áp dụng biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến để xác định tọa độ ảnh của một điểm, phương trình đường thẳng, đường tròn.

3. Về tư duy, thái độ

  • Phát triển tư duy hàm, tư duy lôgic.
  • Liên hệ trong thực tiễn với phép biến hình, phép tịnh tiến.
  • Hứng thú trong học tập, phát huy tính độc lập, hợp tác trong học tập.

II. Thiết bị dạy học

  • Đối với giáo viên: Giáo án, sgk, stk, thước kẻ, phấn, hình vẽ…
  • Đối với học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Phương pháp dạy học

  • Chủ yếu gợi mở vấn đáp, đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình bài giảng

Tiết 1

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Cài vào trong bài.

3. Dạy bài mới

  • Đặt vấn đề vào chương mới: (GV nêu vấn đề trong SGK trang 3).

Hoạt động 1: Định nghĩa phép biến hình

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinhNội dung bài giảng

Hoạt động dẫn

- Nêu HĐ1 trong SGK: Trong mặt phẳng cho đường thẳng d và điểm M. Dựng hình chiếu vuông góc M’ của điểm M lên đường thẳng d.

- Ta đã biết rằng mỗi điểm M có một điểm M’ duy nhất là hình chiếu vuông góc của điểm M trên đường thẳng d cho trước. Quy tắc đặt tương ứng với mỗi điểm M với điểm M’ như thế xác định một phép biến hình. Thế nào là phép biến hình ?!

Hoạt động hình thành

- Nêu định nghĩa phép biến hình trong SGK?

  • Nhắc lại định nghĩa.
  • Nêu các thuật ngữ.

Hoạt động củng cố

- Nêu HĐ2 trong SGK:

Cho trước số dương a, với mỗi điểm M trong mặt phẳng, gọi điểm M’ là điểm sao cho MM’=a. Quy tắc đặt tương ứng điểm M với điểm M’ nêu trên có phải là phép biến hình không?

- Nêu các ví dụ.

- Lên bảng dựng.

- Nghe, hiểu, ghi nhận. Hình thành nhu cầu nhận thức.

- Nêu định nghĩa trong SGK.

- Ghi nhận.

- Ghi nhận.

- Suy nghĩ trả lời:

Quy tắc này không phải là một phép biến hình. Vì với mỗi điểm M tùy ý ta luôn có thể tìm được ít nhất hai điểm M’ và M’’ sao cho M là trung điểm của M’M’’ và MM’=MM’’=a.

- Nghe, hiểu ghi nhận.

- Định nghĩa

Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M’ của mặt phẳng đó được gọi là phép biến hình trong mặt phẳng.

Nếu kí hiệu phép biến hình là F thì ta viết F(M)=M’ và gọi M’ là ảnh của điểm M qua phép biến hình F.

Nếu H là một hình nào đó trong mặt phẳng thì ta kí hiệu H’ =F(H ) là tập hợp các điểm M’=F(M), với mọi điểm M thuộc H. Khi đó ta nói F biến hình H thành hình H’ , hay hình H’ là ảnh của hình H qua phép biến hình F.

Đánh giá bài viết
3 1.949
Sắp xếp theo

    Giáo án Toán lớp 11

    Xem thêm