Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 23
Giáo án Tự nhiên xã hội 3
Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 23 với nội dung giáo án chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em biết được một số vật dễ cháy và lý do đặt chúng ở xa lửa, các biện pháp phòng cháy, sắp xếp các thứ gọn gàng, nhất là khi đun nấu.
BÀI 23: PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết được một số vật dễ cháy và hiểu được lí do sao không được đặt chúng ở gần lửa.
- Biết nói và viết được về những thiệt hại do cháy gây ra.
- Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu.
- Biết được một số biện pháp cần làm khi xảy ra cháy, nổ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Một số mẩu tin (truyện) trên báo về những vụ hoả hoạn đã xảy ra.
- Các phiếu ghi các tình huống (cho các nhóm)
- Giấy (A4) cho các cặp đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
Khởi động: Giới thiệu, liên hệ bài cũ Ở lớp 2 các em đã được học bài "Phòng tránh khi ở nhà" - Ngày hôm nay, các em cũng sẽ được học một bài học về phòng tránh khi ở nhà nữa - Đó là bài "Phòng cháy khi ở nhà". | |
Hoạt động 1: Một số vật dễ cháy và lí do đặt chúng xa lửa | |
Bước 1: Làm việc cả lớp - GV kể (đọc) trước lớp 1 số mẩu tin về những vụ hoả hoạn (ví dụ: Vụ cháy ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003, vụ cháy ở kí túc xá học sinh Việt Nam ở Nga năm 2004, các vụ cháy do nổ bình ga, làm pháo, vụ cháy khu chợ Đồng Xuân...) - Yêu cầu HS nêu ra những nguyên nhân gây ra các vụ cháy đó.
- GV kết luận Bước 2: Thảo luận cặp đôi.
|
- Một số HS đã sưu tầm mẩu chuyện, tin đọc (kể) lại cho cả lớp và GV nghe. - 3- 4 HS trả lời - Bình ga, thuốc pháo, xốp... - Vì những vật đó để gần lửa. - Không được để các vật dễ gây cháy như bình ga, thuốc pháo ... gần lửa. - Tiến hành thảo luận cặp đôi. - Đại diện 3 - 4 cặp đôi trình bày kết quả. |