Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Vật lí bài Đòn bẩy

Thư viện giáo án điện tử VnDoc.com xin giới thiệu đến các thầy cô giáo, giáo án bài “Đòn bẩy” trong chương trình Vật lí lớp 6. Thông qua giáo án này, giáo viên giúp học sinh biết sử dụng được đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó... Mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Giáo án bài "Đòn bẩy"

Giáo án Vật lý lớp 6 bài Sự nóng chảy và sự đông đặc

Giáo án Lực kế, phép đo lực, trọng lượng và khối lượng

BÀI 15: ĐÒN BẨY

I. Mục tiêu

1 . Kiến thức:

Quy đinh theo chuẩn: Nêu được tác dụng của đòn bẩy. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN: [Thông hiểu]

  • Tác dụng của đòn bẩy là giảm và thay đổi hướng của lực tác dụng vào vật. Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì ta phải đặt đòn bẩy sao cho khoảng cách OA phải lớn hơn OB.
  • Lấy được ví dụ thực tế có sử dụng đòn bẩy, ví dụ như: trên Hình 6.1 để nâng một hòn đá lên cao ta tác dụng vào đầu A của đòn bẩy một lực F1 hướng từ trên xuống dưới thì đòn bẩy sẽ tác dụng lên hòn đá một lực F2 bằng trọng lượng của hòn đá tại điểm B và hướng từ dưới lên trên. Ta có F1 nhỏ hơn F2.

2. Kĩ năng:

- Quy đinh theo chuẩn: Sử dụng được đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.

- Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN:

Vận dụng: Sử dụng hợp lí các dụng cụ thông thường có ứng dụng của đòn bẩy để làm việc khi cần chúng.

  • Một số ứng dụng của đòn bẩy được lợi về lực như búa nhổ đinh, kìm, kéo cắt kim loại, xe cút kít, cần cẩu múc nước giếng,...
  • Một số ứng dụng của đòn bẩy được lợi về đường đi như kéo cắt giấy,...

3. Trọng tâm: Nêu được tác dụng của đòn bẩy. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

4. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc.

II. Chuẩn bị

1. Đối với giáo viên: Các nhóm chuẩn bị:

  • 1 lực kế có GHĐ 2N trở lên, 1 khối trụ kim loại có móc, nặng 2N.
  • 1 giá đỡ có thanh ngang có đục lỗ đều để treo vật và móc lực kế.

*Cả lớp:

  • 1 vật nặng, 1 gậy, 1 vật kê để minh hoạ hình 15.2 (SGK).
  • Tranh vẽ to 15.1, 15.2, 15.3,15.4 và bảng 15.1.

2. Đối với học sinh:

  • Tìm hiểu trong thực tế một số công việc sử dụng đòn bẩy.
  • Chuẩn bị trước nội dung bài 15 SGK.

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của GVHoạt động của HSNội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu -Kiểm tra (7 phút)

1. Bài cũ:

- Gọi học sinh lên bảng chữa bài 14.1 và 14.2.

- Nhắc lại tình huống thực tế và giới thiệu cách giải quyết dùng đòn bẩy như SGK để vào bài.

2. Giới thiệu bài: Tổ chức tình huống học tập như SGK (3 phút).

- Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường dùng những khúc cây để bẩy những vật nặng tử nơi này sang nơi khác, những khúc cây lúc này trở thành những cái đòn bẩy. Vậy, đòn bẩy có đặc điểm gì?

- HS lên bảng làm.

- HS khác chú ý theo dõi nhận xét của GV.

- HS nhớ lại các kiến thức cơ bản của bài trước để xây dựng kiến thức mới của bài học.

- Tạo ra được sự cần thiết phải tìm hiểu bài mới và gây hứng thú cho HS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 6

    Xem thêm