Giáo án Vật lý 10 bài 39: Độ ẩm của không khí
Giáo án Vật lý lớp 10
Giáo án Vật lý 10 bài 39: Độ ẩm của không khí là tài liệu tham khảo cho quý thầy cô giáo trong quá trình soạn bài giảng dạy, cung cấp kiến thức để học sinh hiểu được định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại Nêu được đơn vị đo của các đại lượng này.
ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại. Nêu được đơn vị đo của các đại lượng này. Định nghĩa được độ ẩm tỷ đối (hay độ ẩm tương đối). Phân biệt được sự khác nhau giữa các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của chúng.
2. Kỹ năng: Quan sát các hiện tượng tự nhiên về độ ẩm trong tự nhiên . So sánh các khái niệm
3. Thái độ: Nghiêm túc trong quá trình học tập
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án + SGK
2. Học sinh: Ôn lại phần "Sự bay hơi" để nhớ lại và phân biệt được trạng thái hơi khô và trạng thái hơi bão hoà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Kiểm tra bài cũ:
Sự nóng chảy là gì? Nêu các đặc điểm của sự nóng chảy? Công thức tính nhiệt nóng chảy và nhiệt hóa hơi?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về độ ẩm HS: Đọc để hiểu được độ ẩm tuyệt đối là gì. GV: Phân tích sự liên hệ giữa số gam hơi nước có trong 1m3 không khí và áp suất riêng của hơi nước trong không khí. GV: Giới thiệu bảng 39.1 (sgk) áp suất hơi nước bão hoà Pbhvà khối lượng riêng của nó. HS: Trả lời câu hỏi C1. Dựa vào bảng ta thấy độ ẩm cực đại của không khí là 30,29g/m3 GV: Nêu câu hỏi C2. HS: Suy nghĩ. GV: Với cùng độ ẩm tuyệt đối a,nếu nhiệt độ tăng thì độ ẩm cực đại A tăng nên f giảm | I. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại. 1. Độ ẩm tuyệt đối: - Độ ẩm tuyệt đối a của không khí trong khí quyển là đại lượng đo được bằng khối lượng m (tính ra gam) của hơi nước có trong 1m3 không khí. - Đơn vị đo (a) là g/m3 2. Độ ẩm cực đại - Độ ẩm tuyệt đối của không khí ở trạng thái bão hoà hơi nước có giá trị lớn nhất và được gọi là độ ẩm cực đại (A) - Độ ẩm cực đại A có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa đv:g/m3 II. Độ ẩm tỷ đối: KN: SGK.KH : f Trong khí tượng học đối (f) cũng được tính: - Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các ẩm kế, ẩm kế tóc, ẩm kế khô - ướt, ẩm kế điểm sg |