Giáo án Vật lý 12 bài 2: Con lắc lò xo
Giáo án Vật lý 12 bài 2
Giáo án Vật lý 12 bài 2: Con lắc lò xo cung cấp kiến thức giúp học sinh hiểu công thức của lực kéo, công thức tính chu kì, thế năng, động năng, cơ năng của con lắc lò xo. Mời quý thầy cô tham khảo để soạn cho mình một giáo án giảng dạy tốt hơn.
Bài 2: CON LẮC LÒ XO
I - Mục tiêu bài học: Qua bài học thì học sinh cần nắm:
1. Kiến thức:
- Viết được công thức của lực kéo về tác dụng vào vật dao động điều hoà.
- Công thức tính chu kỳ của con lắc lò xo.
- Công thức tính thế năng, động năng và cơ năng của con lắc lò xo.
2. Kỹ năng:
- Giải thích được tại sao dao động của con lắc lò xo là dao động điều hoà.
- Nêu được nhận xét định tính về sự biến thiên động năng và thế năng khi con lắc dao động.
- Áp dụng được các công thức và định luật có trong bài để giải được các bài tập căn bản.
- Viết được phương trình động học của con lắc lò xo.
3. Tư tưởng thái độ:
- Tỉ mỉ, cẩn thận, ham học tập tìm hiểu khoa học.
II – Phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Phương pháp thí nghiệm trực quan.
- Phương pháp phân tích giảng giải.
III – Phương tiện giảng dạy:
- GV: 02 lò xo, 02 quả nặng, các ví dụ về dao động.
- HS: Ôn lại khái niệm lực đàn hồi và thế năng đàn hồi ở lớp 10.
IV - Trọng tâm:
- Dao động điều hoà của con lắc lò xo.
V - Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: (5 min) Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, kiểm tra chuẩn bị bài học. ? Nêu công thức và đặc điểm của lực đàn hồi. Hoạt động 2: (10 min) Tìm hiểu CON LẮC LÒ XO. G: Cho học sinh xem và giới thiệu con lắc lò xo. ? Vị trí cân bằng có đặc điểm gì. | HS: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. I. CON LẮC LÒ XO. 1. Gồm một con lắc lò xo, vật nhỏ m gắn vào đầu của lò xo, khối lượng của lò xo không đáng kể ; đầu kia của lò xo gắn cố định. 2. Vị trí cân bằng của vật là vị trí lò xo không bị giãn. |