Soạn bài: Thiên Trường vãn vọng Ngữ Văn lớp 7

Soạn bài: Thiên Trường vãn vọng

Soạn bài: Thiên Trường vãn vọng Ngữ Văn lớp 7 do Trần Nhân Tông sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo để hiểu rõ về cảnh hoàng hôn từ phủ Thiên Trường được miêu tả nên thơ đẹp đến như vậy để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Thiên Trường vãn vọng

1. Về thế thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ nào đã học? Hãy nêu một số đặc điểm của thế thơ đó và chỉ rõ những đặc điếm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?

Bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường cũng như bài Sông núi nước Nam đều làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

2. Cụm từ “nửa như có, nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai.

Cụm từ "nửa như có nửa như không” miêu tả cảnh vật đã chập chờn vào lúc ngày sắp tàn. Quang cảnh trong câu thơ thứ hai hiện lên trong không khí êm đềm, tĩnh lặng. Mọi vật như chìm đần vào sương khói, cho nên, mới có đó mà không đó.

3. Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết nào?

Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào lúc chiều về, sắp tối, gồm mhững chi tiết sau:

- Ánh sáng, màu sắc: Mờ mờ như khói phủ.

- Âm thanh, tiếng sáo thổi dắt trâu về.

- Cảnh vật: Đàn trâu đi, từng đôi cò trắng bay dưới cánh đồng.

4. Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em cố những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng cua tác giả trước cảnh tượng đó?

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường, khung cảnh thôn quê được phác họa rất đơn sơ nhưng vẫn đậm đà sắc quê, hồn quê. Điều đó chứng tỏ tác giả là vị vua dù có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của mình. Một điều không dễ gì có được.

5. Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nhận xét gì thêm về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?

Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em thấy rất là lạ vì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê. Vì thông thường, vua thì làm gì mà có tình cảm, tâm hồn cao đẹp như thế. Thế nhưng có một ông vua tâm hồn cao đẹp như Trần Nhân Tông, chứng tỏ thời đại đó, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp, đúng như sử sách đã từng ca ngợi.

Đánh giá bài viết
9 1.092
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm