Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thiếu sót hay thiếu xót là đúng chính tả?

Thiếu sót hay thiếu xót là đúng chính tả? là những từ dễ nhầm lẫn cho cả người nghe và người viết. Dưới đây là cách phân biệt và cách dùng từ đúng cho các bạn tham khảo.

1. Thiếu sót là gì?

Thiếu: Mang ý nghĩa là chưa hoàn thiện một thứ gì đó hoặc chưa đủ điều kiện một vấn đề gì đó.

Sót: Được hiểu là bỏ sót.

Thiếu sót là những sơ suất, những sai sót, sai lầm gây nên những hậu quả không mong muốn.

Như vậy, thiếu sót là một từ có nghĩa, thể hiện những sai lầm, sai sót hay sơ suất khi làm một việc gì đó. Từ những thiếu sót này khiến công việc không đạt được kết quả như ý muốn hoặc dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Vì thế, thiếu sót là một từ đúng chính tả trong Tiếng Việt, được dùng trong cả văn nói và văn viết.

Ví dụ:

Thiếu sót trong bài kiểm tra, thiếu sót trong việc nuôi dạy con, thiếu sót trong khâu quản lý, sự thiếu sót từ phía nhà trường hoặc phụ huynh,…

Bài kiểm tra còn nhiều thiếu sót nên không đạt điểm toàn diện.

Những thiếu sót của cha mẹ trong nuôi dạy con cái sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ.

Trong khâu quản lý vẫn gặp phải một số thiếu sót, khiến công việc không đạt được mục tiêu đề ra.

2. Thiếu xót là gì?

Để xác định xem thiếu xót có nghĩa hay không, chúng ta cần phân tích từng từ riêng biệt.

Thiếu: Thể hiện sự chưa đầy đủ hoặc vẫn chưa có đủ điều kiện để đạt được một vấn đề gì đó.
Xót: Thường đi kèm với từ xót xa, thương xót… dùng để chỉ một nỗi đau, nỗi buồn.

Khi ghép hai từ với nhau thì thiếu xót không có trong từ điển tiếng Việt và không có nghĩa. Vì thế, trong cả văn nói và văn viết, chúng ta không nên dùng từ này.

Kết luận: Thiếu sót là cụm từ đúng chính tả

Lý do thiếu sót hay thiếu xót thường xuyên bị nhầm lẫn là bởi ngữ âm phát ra không chuẩn. Người miền Bắc và miền Nam thường phát âm “s” và “x” giống nhau, vậy nên nhiều từ được viết “s” cũng đều đọc là “x”. Từ đó thói quen đọc “nhiễm” vào văn viết và trở thành sai chính tả.

Nếu bạn lo lắng rằng mình sẽ không nhớ được cách viết thiếu sót hay thiếu xót là đúng chính tả, bạn có thể tra cứu từ điển tiếng Việt. Ngoài ra, hãy rèn luyện cho mình 1 số thói quen để luôn viết chính tả đúng:

Luôn tập trung khi viết: việc nhầm lẫn, sai chính tả xuất phát chủ yếu từ việc thiếu tập trung. Để tránh tình trạng viết sai chính tả gây mất điểm trong bài thi, soạn thảo văn bản, bạn cần chú ý, tập trung để không nhầm lẫn.

Luyện tập thường xuyên: việc viết thường xuyên cũng là cách tránh sai chính tả không đáng có. Thiếu sót hay thiếu xót sẽ không còn là trở ngại chính tả nếu bạn thường xuyên luyện viết mỗi ngày. Đồng thời, hãy luyện phát âm chuẩn “s” và “x” để luôn viết chuẩn xác chính tả nhé.

Đặt giấy nhớ tại nơi dễ nhìn thấy: đây là cách làm khá hiệu quả nếu bạn thường xuyên quên cách viết thiếu sót hay thiếu xót. Hãy viết từ đúng vào tờ giấy nhớ, dán vào nơi dễ nhìn để nhắc nhở bản thân. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách làm này với nhiều cụm từ dễ sai chính tả khác.

3. Thiếu xót có phải là từ được dùng đúng chính tả?

Thiếu xót là từ không có trong từ điển. Thiếu sót được biến thể từ thiếu sót do một số ít người không phân biệt được giữa “x” và “s”. Đây cũng là một trong những lỗi thường gặp phổ biến

Có rất nhiều trường hợp sai sót khi liên quan đến cách dùng “s” và “x” như: Sai sót hay sai xót, suất cơm hay xuất cơm, xuất ăn hay suất ăn, hay thiếu xót hay thiếu xót mà chúng ta vừa đề cập ở trên!

Kết luận: Thiếu sót hay thiếu xót là đúng chính tả?

Đáp án đúng: Thiếu sót là đúng chính tả

4. Phân biệt sót và xót

Sót: Thể hiện là sự thiếu sót, bỏ sót… khiến không thể hoàn thiện 1 vấn đề, sự việc nào đó.

Xót: Mang ý nghĩa đau thương, nỗi buồn và thường đi kèm với các từ như đau xót, xót xa, thương xót…

5. Một số ví dụ về cách dùng thiếu sót hay thiếu xót

Để phân biệt được thiếu xót hay thiếu sót, thiếu sót hay thiết xót, thiếu sót hay xót thì chúng ta cùng test nhanh qua một số ví dụ ngay sau đây:

Thiếu sót trong bài kiểm tra => Đúng

Thiếu sót trong việc nuôi dạy con => Đúng

Thiếu sót trong khâu quản lý => Đúng

Sự thiếu sót từ phía nhà trường hoặc phụ huynh => Đúng

Thiếu xót trong tổ chức và tập luyện => Sai (Đáp án đúng: Thiếu sót trong tổ chức và tập luyện)

Mong rằng, qua bạn viết này VnDoc đã giúp bạn một phần nào đó trong việc phân biệt và nhận định lỗi sai chính tả trong Tiếng Việt hướng dẫn các Quy tắc chính tả đúng chuẩn, để có cách sửa chữa kịp thời sử dụng phù hợp trong văn nói và văn viết hàng ngày.

Tham khảo thêm phân biệt quy tắc chính tả

Đánh giá bài viết
7 77.029
Sắp xếp theo

    Quy tắc chính tả

    Xem thêm