Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nề nếp hay Nền nếp là đúng chính tả

Nề nếp hay Nền nếp là đúng chính tả

Nề nếp hay Nền nếp là đúng chính tả. Rất nhiều người, kể cả những người làm báo đều nhầm cho rằng “Nề nếp” mới là từ đúng. Tuy nhiên, ít ai biết từ đúng chính tả phải là “Nền nếp” chứ không phải “Nề nếp”. Dưới đây là cách phân biệt cho các bạn tham khảo.

1. Nề nếp hay Nền nếp?

Trên một số tờ báo, một số văn bản hành chính, ta hay bắt gặp từ “nền nếp” thành “nề nếp”. Ví dụ: “Gia đình có nền nếp” thì viết thành, nói thành “gia đình có nề nếp”, hoặc “Giữ gìn nền nếp, kỷ luật quân đội” thì thành “Giữ gìn nề nếp, kỷ luật quân đội, hoặc “Tăng cường kiểm tra nền nếp, kỷ cương trường học” thành “Tăng cường kiểm tra nề nếp, kỷ cương trường học” v.v…

Trong tiếng Việt, từ “nền” (để áp dụng vào trường hợp ví dụ trên) có nghĩa: nền tảng, nền móng, cơ sở chắc chắn, quy định chặt chẽ, trật tự, kỷ luật… Còn “nếp” là lối sống, cách sống của con người, là thói quen hoặc hoạt động khó thay đổi. Khi ghép “nền” với “nếp” thành nền nếp, hai từ này bổ sung cho nhau, để chỉ một cách sống tốt có cơ sở vững vàng chắc chắn, được hình thành và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ta thường nói “nếp nhà” tức là có ý khen ngợi, chỉ lối sống tốt đẹp của gia đình, dòng họ nào đó.

Trong tiếng Việt, từ “nề” có nhiều nghĩa, ví dụ để chỉ thợ xây (thợ nề), sự quản ngại (không nề hà), sưng lên (phù nề)… nhưng tuyệt nhiên không có nghĩa nào liên quan đến nền tảng, nền nếp. Có nhẽ người ta nhầm với từ “lề” vốn chỉ thói quen đã trở thành nếp, lệ luật (gần nghĩa với nếp), nhưng không ai lại đi viết “lề nếp” bao giờ, nhất là viết như thế sẽ bị thiếu mất ý nói về nền tảng.

Vì vậy, về mặt chữ nghĩa, những người viết nghị quyết của đảng, họ có vốn Tiếng Việt nhất định, ít khi sai. Ví dụ: “Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp, ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau” (trích nghị quyết 33 Hội nghị T.Ư 9, khóa 11).

Vì vậy sự kết hợp giữa “nề” và “nếp” là không hợp lý và không mang ý nghĩa gì cả.

Tóm lại từ “Nền nếp” mới là từ chuẩn và chính xác. Các bạn dùng từ "nề nếp" và nghĩ là đúng từ trước tới giờ là hoàn toàn sai.

2. Ý nghĩa của từ “Nền nếp”

Để có thể thuyết phụ mọi người với cụm từ “Nền nếp” là chính xác chúng tôi sẽ giải thích cho bạn ý nghĩa của cụm từ này.

  • Nền: từ nền được hiểu với nghĩa là nền tảng, ám chỉ một điều gì đó đã được xây dựng theo một quy chuẩn nhất định.
  • Nếp: nếp là từ mang ý nghĩa sự gọn gàng, tác phong chuẩn chỉnh, sống một cách chuẩn mực.
  • Nền nếp: tóm lại hai từ có nghĩa trên khi được ghép lại với nhau sẽ mang một ý nghĩa thể hiện một cách sống hay một lối sống tốt đẹp.

---------------------------------------

Tham khảo thêm phân biệt quy tắc chính tả

Tất cả các kinh nghiệm dạy học, phương pháp dạy học và soạn bài hay, các kì thi giáo viên giỏi, thi viên chức, công chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên tại chuyên mục: Dành cho giáo viên, Quy tắc chính tả. Tại đây bao gồm các Tài liệu Tải miễn phí, các thầy cô có thể Tải về và sử dụng.

Đánh giá bài viết
7 42.869
Sắp xếp theo

    Quy tắc chính tả

    Xem thêm