Hi vọng hay hy vọng là đúng chính tả
Hi vọng hay hy vọng là đúng chính tả. Phân biệt (i) và (y). Dưới đây là chi tiết cho các bạn cùng tham khảo.
Hi vọng hay hy vọng là đúng
Hi vọng là gì
Trước hết chúng ta hãy cùng định nghĩa qua một chút về hy vọng hay hi vọng là gì đã. Hi vọng vừa là danh từ và vừa là động từ khi được kết hợp với các tiền tố đứng trước nó
Ví dụ:
- Danh từ hi vọng: Niềm hi vọng
- Động từ hi vọng: Chờ đợi, hi vọng
Như vậy hi vọng được định nghĩa là sự trông chờ, chờ đợi hoặc là mong chờ một điều gì đó.
Hy vọng là gì?
Trong các tài liệu từ điển, cụm từ "hy vọng" được định nghĩa, trình bày với ý nghĩa tương tự như cụm từ "hi vọng".
Hy vọng hay hi vọng
Hiện nay có 2 ý kiến trái chiều nhau. Ý kiến thứ nhất là tính nhất thể giữa (i) và (y). Một ý kiến khác đó là không thể nhất thể (i) và (y) trong tiếng việt vì nó gây nên một số bất cập.
Quan điểm chọn nhất thể (i) ngắn và (y) dài
Tiếng việt cần thể hiện được bản sắc văn hoá riêng trong trong chính ngôn ngữ của mình. Trong khi đó các từ sử dụng (y) lại là từ mượn hán việt. Nghĩa là quy chuẩn lại trong tiếng việt chỉ có (i) ngắn và không được sử dụng (y) dài
Một số ví dụ về quan điểm không thể nhất thể giữa (y) dài và (i) ngắn như sau:
- Mất đi sự phong phú trong cách dùng từ. Ví dụ khi đặt tên riêng thì hầu hết mọi người đều sử dụng âm hán để đặt tên nghĩa là sử dụng (y) dài thay vì (i) ngắn (Thuý chứ không đặt là Thúi, Vỹ, Vy, Thuý vy, Huy chứ không đặt là Hui,…)
- Thiếu sự trang trọng: Tiếng việt thật phong phú từ cách dùng, cách phát âm và không thể không kể đến các từ lóng như ti (có nghĩa là vú). Nếu trong trường hợp công ty viết thành công ti thì thiếu sự trang trọng.
Hay tí có nghĩa là nhỏ, hoặc cũng có thể gọi là tuổi tí. Nhưng khi đặt tên nếu đặt là tí thì có phần thiếu trang trọng, chính vì thế mà chúng ta đều sử dụng (y) dài để sử dụng thay vì (i) ngắn).
Hoặc trong trường hợp hi sinh hay hy sinh thì cả 2 đều được sử dụng một cách phổ biến
(i) và (y) có nghĩa khác nhau | |
Thúy | Thúi |
Tay | Tai |
Hay | Hai |
Say | Sai |
Bảng 1: Tổng hợp một số từ có cách phát âm, ngữ nghĩa khác nhau khi sử dụng (i) và (y)
(i) ngắn và (y) phát âm giống nhau | |
Nhật ký | Nhật kí |
Công ty | Công ti |
Hy vọng | Hi vọng |
Ý nghĩa | í nghĩa |
Y tế | I tế |
Mỹ thuật | Mĩ thuật |
Kỹ thuật | Kĩ thuật |
Song hỷ | Song hỉ |
Nghệ sỹ | Nghệ sĩ |
Bác sỹ | Bác sĩ |
Nội quy | Nội qui |
Quy định | Qui định |
Đạo sỹ | Đạo sĩ |
Ý kiến | Í kiến |
Kỷ niệm | Kỉ niệm |
Tý | Tí |
Lý | Lí |
Vật lý | Vật lí |
Lý sự | Lí sự |
Kỳ vọng | Kì vọng |
Kỳ kèo | Kì kèo |
Điệu lý | Điệu lí |
Bột mỳ | Bột mì |
Mỳ chính | Mì chính |
Tỵ nạn | Tị nạn |
Tỵ nạnh | Tị nạnh |
Bảng 2: Tổng hợp một số từ có cách phát âm giống nhau khi sử dụng (i) và (y)
Một số quan điểm khác về cách sử dụng (i) ngắn và (y) dài
Ngoài quan điểm trên thì một số ý kiến khác đưa ra quan điểm rằng hi vong hay hy vọng không phải là không có quy tắc để phân biệt.
Trong việc phân biệt (i) hay (y) thì vẫn có một quy tắc bất di bất dịch đó là (y) dài sẽ luôn đứng sau các phụ âm thay vì (i) ngắn – Theo chương trình đào tạo Tiếng Việt cấp 1 cũ. Như vậy có thể xác định được hi vọng mới là đúng chính tả.
Một số ý kiến khác cho rằng việc nhất thể (i) ngắn chỉ phù hợp với các nhà xuất bản cũ (tức 1931) trở về trước. Còn đối với thời đại ngày nay, việc sử dụng (i), (y) trong một số trường hợp đều có thể chấp nhận được vì cách phát âm lẫn ngữ nghĩa hoàn toàn giống nhau (trừ một số trường hợp nghĩa của từ sẽ thay đổi như tay với tai; hay với hai, …)
Thiết nghĩ dù theo quan điểm nào đi chăng nữa thì cũng đã đến lúc chúng ta nên đưa ra một nguyên tắc chung về cách sử dụng (i) ngắn và (y) dài để có sự thống nhất trong quá trình sử dụng Tiếng Việt.
-------------------------------------------------
Mong rằng, qua bạn viết này VnDoc đã giúp bạn một phần nào đó trong việc phân biệt và nhận định lỗi sai chính tả trong Tiếng Việt hướng dẫn các Quy tắc chính tả đúng chuẩn, để có cách sửa chữa kịp thời sử dụng phù hợp trong văn nói và văn viết hàng ngày.