Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hằng hay hàng? Hàng ngày hay hằng ngày?

Hằng hay hàng? Hàng ngày hay hằng ngày?

Hằng hay hàng? Hàng ngày hay hằng ngày? Cách viết đúng chính tả các từ dễ nhầm lẫn giúp người nghe người đọc hiểu đúng ngữ nghĩa của câu văn. Mời các bạn cùng tham khảo cách phân biệt sau đây.

“Hằng” hay “hàng”?

Hẳn nhiều người cho rằng, những cặp từ hằng ngày - hàng ngày, hằng tuần - hàng tuần, hằng tháng - hàng tháng, hằng năm - hàng năm… là một. Cho nên, không ít người dùng lẫn lộn những cặp từ này.

Vì gần âm nên những cặp từ trên thường xuyên bị nhầm lẫn. Thật ra, đây là những cặp từ khác nhau. Hai yếu tố “hằng”, “hàng” quy định sự khác nhau này. Về từ nguyên, cả hai yếu tố trên đều có nguồn gốc Hán, bắt nguồn từ chữ “hằng” (bộ tâm, nghĩa là “lâu bền, mãi mãi”) và chữ “hàng” (bộ hành, nghĩa “hàng, lối, dãy”) trong tiếng Hán. Khi vào tiếng Việt, nét nghĩa gốc này vẫn còn được bảo lưu.

Trong đó, “hằng” biểu thị “tính liên tục của một hoạt động diễn ra trong suốt cả thời gian dài” (như hằng mong) và “tính lặp đi lặp lại một cách định kỳ theo từng đơn vị thời gian được nói đến” (như báo ra hằng ngày, tháng giêng hằng năm). Còn “hàng” có nghĩa là “tập hợp người hoặc vật nối tiếp nhau thành một dãy dài, thường theo một khoảng cách đều đặn” (như xếp hàng, hàng cây), từ đó mang nghĩa biểu thị “số lượng nhiều không xác định, nhưng tính bằng đơn vị được nói đến” (như hàng nghìn cổ động viên).

Hàng ngày hay hằng ngày?

Rõ ràng, khi đứng riêng, “hằng” và “hàng” đã khác xa về nghĩa. Khi làm phụ từ đứng trước danh từ chỉ đơn vị thời gian, chúng quy định sự khác nhau giữa các cặp từ. Khi nói “hàng giờ/ ngày/ tuần/ tháng/ quý/ năm” có nghĩa là “nhiều giờ/ ngày/ tuần/ tháng/ quý/ năm [nhưng không xác định được là bao nhiêu]” (nói khái quát). Còn khi nói “hằng giờ/ ngày/ tuần/ tháng/ quý/ năm” có nghĩa là “lặp lại trong từng giờ/ ngày/ tuần/ tháng/ quý/ năm”. Chẳng hạn, “tôi đọc sách hằng tuần” (tức tuần nào cũng đọc) khác với “tôi đọc sách hàng tuần liền” (tức đọc trong nhiều tuần).

Như vậy, những cặp từ nêu trên khác nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, do gần âm đọc, chúng bị dùng lẫn lộn phổ biến đến mức được xem là một. Thực tế, một số từ điển đã ghi nhận hiện tượng này. Ví dụ, Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ, Hoàng Phê chủ biên, 1992) ghi nhận “hàng” được dùng phụ trước danh từ chỉ đơn vị thời gian giống như “hằng” (tr.421).

Do đó, “hàng ngày” có nghĩa là cả ngày; còn “hằng ngày” là việc lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác; “hàng tháng” hay “hằng tháng” và “hàng năm” hay “hằng năm” cũng tương tự như thế.

Ví dụ: Tôi mất hàng tuần để dọn dẹp ngôi nhà này. Câu này có nghĩa là công việc dọn dẹp ngôi nhà kéo dài cả tuần.

Hằng giờ/ hằng ngày/ hằng tuần… để nói đến sự lặp lại trong từng giờ/ngày/tuần…

Ví dụ: Tôi đến thư viện đều đặn vào chủ nhật hằng tuần. Câu này có nghĩa là tuần nào bạn cũng đến thư viện vào chủ nhật.

------------------------------------------------------

Mong rằng, qua bạn viết này VnDoc đã giúp bạn một phần nào đó trong việc phân biệt và nhận định lỗi sai chính tả trong tiếng việt hướng dẫn các Quy tắc chính tả đúng chuẩn, để có cách sửa chữa kịp thời sử dụng phù hợp trong văn nói và văn viết hàng ngày.

Tham khảo thêm phân biệt quy tắc chính tả

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Quy tắc chính tả

    Xem thêm