Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân biệt truyền và chuyền khi viết chính tả

Phân biệt truyền và chuyền khi viết chính tả giúp các em học sinh phân biệt được 2 từ này cũng như cách dùng. Mời các bạn cùng tham khảo các ví dụ sau đây để có thể Phân biệt truyền và chuyền.

Phân biệt từ “truyền”

Về định nghĩa của từ “truyền” thì đây là một động từ dùng để chỉ trạng thái đang chuyển động mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. Hoặc bạn có thể hiệu đây là chuyển động mang tính chất không rõ ràng, mơ hồ không có hình ảnh để bạn nhìn rõ nó. Một ví dụ để bạn hiểu về từ “truyền” đó là truyền nghề, truyền máu…

Phân biệt từ “chuyền”

Còn phía từ “chuyền” thì đây cũng là một động từ nhưng hành động rõ ràng và bạn có thể xác định được. Ví dụ về từ “chuyền” đó là chuyền bóng, chuyền tay,…Ngoài ra, từ “chuyền” ngoài là động từ thì một số từ nó còn là một danh từ như bóng chuyền, dây chuyền,..

Đôi khi chúng ta sẽ nhầm lẫn giữa hai từ này nhưng khi bạn hiểu rõ về nghĩa của nó thì việc ghi đúng chính tả là điều rất đơn giản. Chúng ta chỉ có thể ghi là bóng chuyền chứ không thể là ghi bóng truyền được. Hay là dây chuyền chứ không thể viết dây truyền.

Cách dùng truyền và chuyền

Trong ngôn ngữ hằng ngày, nhiều người không phân biệt được “chuyền” và “truyền” nên dẫn đến sử dụng nhầm lẫn hai từ này; chẳng hạn: truyền bóng, chuyền máu, chuyền dịch… Nguyên nhân chủ yếu là bởi hai từ này có âm đọc gần nhau. Hơn nữa, ý nghĩa của chúng cũng không có sự tách bạch rõ ràng.

– Chuyền có 2 nét nghĩa:

+ Nét nghĩa thứ nhất: chuyền là danh từ chỉ vật như bóng chuyền, đánh chuyền (đánh chắt – trò chơi dân gian), dây chuyền (trang sức), dây chuyền sản xuất… vậy nên ta có thể kết luận viết “băng chuyền” mới là cách viết đúng vì “chuyền” trong băng chuyền là danh từ. Vậy là không chỉ cô giáo nhà mình mà “thiên hạ” cũng có số người viết nhầm lẫn nhiều gấp 2 lần số người viết đúng.

+ Nét nghĩa thứ hai: chuyền là động từ chỉ sự di chuyển quãng ngắn như chim chuyền cành, chuyền bóng, chuyền tay nhau…

– Truyền là động từ cũng chỉ sự di chuyển nhưng không ngắt quãng, liên tục và hơi trừu tượng như truyền nghề, truyền ngôi … (chuyển cái mình đang nắm giữ cho người khác, thường là thế hệ sau) ; tuyền nhiệt, truyền điện (hiện tượng vật lí) ; tuyền nước, truyền máu, truyền bệnh … (đưa vào cơ thể người); truyền tin, truyền đạo… (lan rộng) hay dùng ra lệnh như vua truyền gọi (từ cũ). Nhìn chung thì đây là động từ chỉ sự di chuyển liền mạch, trừu tượng khó phân biệt được bằng mắt thường ngoại trừ nhóm từ cũ.

Về đối tượng kết hợp, “chuyền” thường kết hợp với những đối tượng rời, hình dạng cố định, cụ thể, có thể thấy được; ví dụ: chuyền bóng, chuyền nhau tờ báo, chú khỉ chuyền từ cành này sang cành khác,… Còn “truyền” thường kết hợp với những đối tượng nguyên khối, hình dạng không cố định hoặc trừu tượng, không thể nhìn thấy; ví dụ: truyền máu, truyền dịch, truyền bệnh, truyền điện, truyền nhiệt, truyền thanh, truyền hình, truyền tin, truyền nghề…

Về khả năng kết hợp, vì “truyền” là từ Hán Việt nên chủ yếu kết hợp với các yếu tố Hán Việt khác (để tạo nên những tổ hợp Hán Việt có tính chất khái quát, trừu tượng); ví như: gia truyền, truyền thống, truyền kiếp, truyền kỳ, lưu truyền, thất truyền, chân truyền, truyền bá, truyền đạt, truyền thụ, truyền giáo, truyền đạo, di truyền, truyền cảm, truyền thông, truyền nhiễm, truyền thần… Trong khi đó, “chuyền” là từ Việt (gốc Hán biến thể) nên chủ yếu kết hợp với các từ thuần Việt để tạo nên những tổ hợp mang tính chất cụ thể, sinh động; chẳng hạn: bóng chuyền, băng chuyền, đường chuyền, chim chuyền cành, chuyền tay nhau…

Tóm lại, cùng một gốc và cùng mang nghĩa “từ chỗ này chuyển đến chỗ kia” nhưng “truyền” là từ Hán Việt, có khả năng kết hợp rộng và số lượng kết hợp lớn với những đối tượng trừu tượng hoặc không có hình dạng cụ thể. Ngược lại, “chuyền” là từ gốc Hán bị biến thể thành tiếng Việt, khả năng kết hợp hạn chế, số lượng kết hợp cũng không nhiều, chủ yếu đi với một số đối tượng cụ thể.

----------------------------------

Nói về chủ đề sai chính tả và những lỗi chính tả phổ biến mà các bạn rất hay gặp trong cách sử dụng tiếng việt, các bạn tham khảo thêm Dãn hay Giãn, Co dãn hay Co giãn, Thư dãn hay Thư giãn hay Giày hay giầy, dang tay hay giang tay, dì hay gì đúng chính tả? hay Rẻ rách hay giẻ rách, ra nhập hay gia nhập. Mong rằng sẽ thật bổ ích cho các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
54
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Tùng Dương Nguyễn Lê
    Tùng Dương Nguyễn Lê

    Từ nào dưới đây viết sai chính tả?

    A.

    lưu truyền

    B.

    tròn trĩnh

    C.

    truyền thống

    D.

    điều trỉnh


    Thích Phản hồi 10/11/23
    • Phong Nhã Lê
      Phong Nhã Lê

      Tôi chọn đáp án D

      Thích Phản hồi 14:19 01/02
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Quy tắc chính tả

Xem thêm