"Bàng hoàng" hay "Bàn hoàn" đúng chính tả?
Bàng hoàng hay bàn hoàn
"Bàng hoàng" hay "Bàn hoàn" đúng chính tả? "Bàn hoàn" có nghĩa không? là câu hỏi mà nhiều người đặt ra trong quá trình đọc văn bản và viết văn. Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này, giúp các bạn phân biệt được hai từ này và sử dụng trong thực tiễn.
Bản quyền thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm sao chép với mục đích thương mại.
1. Bàng hoàng nghĩa là gì?
- Bàng hoàng (tính từ): chỉ trạng thái ngẩn người ra, choáng váng đến mức như không còn ý thức được gì nữa
- Từ đồng nghĩa với bàng hoàng: sững sờ
- Ví dụ về cách dùng từ bàng hoàng trong câu:
(1) Nghe tin Bác Hồ đã mất, nhân dân cả nước bàng hoàng, không thể tin được.
(2) "Bàng hoàng dở tỉnh dở say,
Sảnh đường mảng tiếng đòi ngay lên hầu."
(trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
2. Bàn hoàn nghĩa là gì?
- Bàn hoàn (động từ): quấn quýt, quẩn quanh mãi không dừng lại hoặc rời đi
- Ví dụ về cách dùng từ bàn hoàn trong câu:
(1) “Lòng riêng riêng những bàn hoàn
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng”
(trích Đi thuyền trên sông Đáy - Hồ Chí Minh)
(2) "Nỗi riêng riêng những bàn hoàn,
Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn."
(trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
3. Bàng hoàng hay bàn hoàn đúng chính tả?
Cả hai từ bàng hoàng và bàn hoàn đều là từ đúng chính tả, với hai sắc thái nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Vì có lớp vỏ ngữ âm tương đối giống nhau, nên nhiều người cho rằng bàn hoàn là sự cố chính tả của từ bàng hoàng. Nhưng trên thực tế lại không phải như vậy.
Dò từ bàn hoàn là từ khá cũ, được sử dụng nhiều trong văn chương hiện đại giai đoạn đầu, sau này khi chữ Quốc Ngữ ngày càng hoàn thiện, cho đến thời bình thì từ này hầu như ít khi được sử dụng.