Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dấu chấm lửng | Dấu chấm lửng là gì?

Dấu chấm lửng | Dấu chấm lửng là gì? với các kiến thức tổng hợp chung về truyện ngụ ngôn, sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 7.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Dấu chấm lửng là gì?

Khái niệm dấu chấm lửngđược kí hiệu bởi ba dấu chấm, còn gọi là dấu ba chấm, là một trong các loại dấu câu thường gặp trong văn viết

Kí hiệu dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng được kí hiệu bởi ba dấu chấm nằm cạnh nhau: “...”

Công dụng dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng có 5 công dụng cơ bản:

Công dụng 1: Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết khi có dấu phẩy đứng trước nó.

VD: Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội thoăn thoắt leo lên cây chuối rất trơn vì bôi mỡ. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên, ...

(trích Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân)

→ Giải thích: dấu chấm lửng nằm sau dấu phẩy ở cuối câu biểu thị các hành động leo lên, tụt xuống còn được diễn ra nhiều lần nữa, nhưng không liệt kê hết được

Công dụng 2: Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

VD: - Bởi vì… bởi vì… (Sơn cúi mặt và bỏ tiếng Nam, dùng tiếng Pháp) người ta lừa dối anh.

(trích Sống mòn)

→ Giải thích: dấu chấm lửng đặt sau từ “bởi vì”, thể hiện rằng sau khi nói từ này, người nói có dừng lại 1 chút rồi mới nói tiếp, cho thấy sự ngập ngừng, phân vân, không biết nên nói tiếp như thế nào

Công dụng 3: Làm giãn nhịp điệu của câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

VD: - Tao biết mày phải… nhưng mà nó lại phải… bằng hai mày

(trích Nhưng nó phải bằng hai mày)

→ Giải thích: dấu chấm lửng đứng giữa hai vế của câu điều kiện, tạo một khoảng nghỉ giữa câu nói, khiến người nghe càng thêm tò mò, hồi hộp, tập trung chờ đợi vế sau của câu, từ đó làm tăng sự bất ngờ khi xuất hiện vế câu ở đằng sau, làm tăng hiệu ứng gây cười, châm biếm

Công dụng 4: Biểu thị trích dẫn bị lược bớt

VD: Nước từ núi Tiên giội như thác, trắng xóa, qua suối Cộc xóm Đông tràn sang suối xóm Tây rồi dồn về suối xóm Trai chúng tôi. [...] Trẻ con chúng tôi la ó, té nhau, reo hò.

(trích Tuổi thơ im lặng)

→ Giải thích: vị trí có dấu chấm lửng nằm trong ngoặc vuông biểu thị rằng ở đây trong văn bản gốc có các câu văn hoặc đoạn văn khác, nhưng đã được lược bớt vì mục đích riêng của người trích.

Công dụng 5: Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng

VD: - Ò… ó… o… (trích thơ Ò… ó… o…)

→ Giải thích: dấu chấm lửng biểu thị tiếng “ò” kéo dài, ngân vang trong không khí

Đặt câu với dấu chấm lửng

Gợi ý các câu có sử dụng dấu chấm lửng:

- Đầu năm học, em mua thêm nhiều dụng cụ học tập mới như sách giáo khoe, vở viết, bút mực, thước kẻ, balo,...

- Nghe cô giáo hỏi, Lan ngập ngừng trả lời: “Thưa cô… hôm qua em chưa làm bài tâp về nhà ạ”

- Chú Tuấn bảo “Thì… cùng lắm… chú đi làm sớm hơn 30 phút.”

-------------------------------------------------

Trên đây là tài liệu Khái niệm, kí hiệu, công dụng của dấu chấm lửng. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, cùng các tài liệu học tập hay lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 7:

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
29
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ văn 7 CTST

    Xem thêm