Tri thức Ngữ văn 7 Bài 1: Tiếng nói của vạn vật
Tri thức Ngữ văn 7 Bài 1: Tiếng nói của vạn vật với các kiến thức tổng hợp chung của Bài 1 sách Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức, sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 7.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Bài 1: Tiếng nói của vạn vật
1. Thơ bốn chữ, năm chữ
- Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2
- Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2, 2/3
- Thơ bốn chữ, năm chữ không hạn chế về số lượng dòng thơ trong mỗi khổ thơ, số khổ thơ trong một bài thơ và thường sử dụng đan xen vần chân với vần lưng
2. Hình ảnh trong thơ
- Khái niệm hình ảnh trong thơ: là những chi tiết, cảnh tượng từ thực tế đời sống, được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người
- Ví dụ: hình ảnh “buồm trắng” trong câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi…” → Thể hiện niềm khoa khát được đi đến những bờ bến mới của nhân vật “con” trong bài thơ Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
3. Vần, nhịp và vai trò của vần, nhịp trong thơ
a. Vần
- Vần trong thơ Việt Nam gồm hai loại là vần chân và vần lưng:
- Vần chân (cước vận): là vần được gieo ở cuối dòng thơ, nghĩa là các tiếng ở cuối dòng vần với nhau - đây là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong thơ
- Vần lưng (yêu vận): là vần được gieo ở giữa dòng thơ, nghĩa là tiếng cuối của dòng trên vần với một tiếng nằm ở giữa dòng dưới; hoặc các tiếng trong cùng một dòng thơ hiệp vần với nhau
- Vai trò của vần thơ:
- Liên kết các dòng và câu thơ
- Đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa, sức âm vang cho thơ
- Làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc
b. Nhịp thơ
- Nhịp thơ được biểu hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng vế hoặc ở cách xuống dòng (ngắt dòng) đều đặn cuối mỗi dòng thơ
- Tác dụng của nhịp thơ: tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thời cũng góp phần biểu đạt nội dung thơ
4. Thông điệp
- Khái niệm: Thông điệp là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử mà tác giả muốn gửi đến người đọc
5. Phó từ
- Khái niệm: Phó từ là những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tính từ
- Phân loại: có thể chia phó từ thành hai nhóm như sau:
- Nhóm Phó từ chuyên đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ
- Nhóm Phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ:
- Khi đứng trước, phó từ bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm tính chất được nêu ở động từ, tính từ 1 số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, cầu khiến…
- Khi đứng sau, phó từ bổ sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, kết quả, phương hướng…
6. Soạn Văn 7 Bài 1: Tiếng nói của vạn vật
- Soạn bài Lời của cây (Trần Hữu Thung) chi tiết
- Soạn bài Lời của cây (Trần Hữu Thung) ngắn gọn
- Soạn bài Sang thu (Hữu Thỉnh) chi tiết
- Soạn bài Sang thu (Hữu Thỉnh) ngắn gọn
- Soạn bài Ông Một (Vũ Hùng) chi tiết
- Soạn bài Ông Một (Vũ Hùng) ngắn gọn
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19
- Soạn bài Con chim chiền chiện (Huy cận)
- Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Soạn bài Tóm tắt ý chính do người khác trình bày
- Soạn bài Ôn tập trang 30
-------------------------------------------------
Trên đây là tài liệu Tri thức Ngữ văn 7 Bài 1: Tiếng nói của vạn vật. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, cùng các tài liệu học tập hay lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 7:
Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.