vndoc.com
Thông báo Mới
      • Học tập
      • Giải bài tập
      • Hỏi bài
      • Trắc nghiệm Online
      • Tiếng Anh
      • Thư viện Đề thi
      • Giáo Án - Bài Giảng
      • Biểu mẫu
      • Văn bản pháp luật
      • Tài liệu
      • Y học - Sức khỏe
      • Sách
      • Lớp 1
      • Lớp 2
      • Lớp 3
      • Lớp 4
      • Lớp 5
      • Lớp 6
      • Lớp 7
      • Lớp 8
      • Lớp 9
      • Lớp 10
      • Lớp 11
      • Lớp 12
    Câu hỏi của bạn là gì?
    Ảnh Công thức
    ×

    Gửi câu hỏi/bài tập

    Thêm vào câu hỏi
    Đăng
    • Thần Rừng Sinh học

      Sự truyền các phân tử tín hiệu hóa học giữa hai tế bào thần kinh qua một khe hở được gọi là synapse (khớp thần kinh). Nếu sự giao tiếp này bị ngưng trệ trong tích tắc, tính mạng chúng ta sẽ bị đe dọa. Vậy quá trình các tế bào truyền tín hiệu và nhận tín hiệu diễn ra như thế nào?

      3 câu trả lời
      Thích Bình luận Chia sẻ
      ❖
      Gà Bông

      Tín hiệu sau khi được tiếp nhận bởi các thụ thể, được chuyển đổi qua chuỗi các protein chuyển đổi tín hiệu tới protein đích cuối cùng gây ra sự đáp ứng của tế bào như đóng/mở gene, thay đổi các hoạt động chuyển hóa của tế bào,...

      0 · 4 phút trước
      Xem thêm 2 câu trả lời
    • Nguyễn Linh An Sinh học

      Hiện tượng xâm nhập mặn có thể gây hậu quả nghiêm trọng khiến hàng loạt các cây trồng bị chết và không còn tiếp tục gieo trồng được những loại cây đó trên vùng đất này nữa. Em hãy giải thích hiện tượng trên.

      3 câu trả lời
      Thích Bình luận Chia sẻ
      ❖
      Biết Tuốt

      Hiện tượng xâm nhập mặn có thể gây hậu quả nghiêm trọng khiến hàng loạt các cây trồng bị chết và không còn tiếp tục gieo trồng được những loại cây đó trên vùng đất này nữa.

      Vì khi bị xâm nhập mặn, nồng độ chất tan ngoài môi trường cao hơn bên trong tế bào (môi trường ưu trương) nên nước từ bên trong tế bào của cây trồng sẽ đi ra ngoài khiến cho cây bị thiếu nước.

      0 · 13 phút trước
      Xem thêm 2 câu trả lời
    • Laura Hypatia Sinh học

      Tại sao khi chẻ cuống rau muống ngâm vào nước thì các sợi rau lại cuộn tròn lại?

      3 câu trả lời
      Thích Bình luận Chia sẻ
      ❖
      Friv ッ

      Khi chẻ cuống rau muống ngâm vào nước thì các sợi rau lại cuộn tròn lại vì:

      – Do môi trường bên ngoài tế bào là môi trường nhược trương, nước sẽ đi vào bên trong tế bào làm tế bào trương lên.

      – Tuy nhiên, ở rau muống, thành tế bào bên trong và bên ngoài không đều nhau, các tế bào bên ngoài có thành dày hơn các tế bào bên trong nên nước hút vào không đều nhau, vách tế bào bên trong mỏng hơn, căng lên làm rau muống chẻ cong ra bên ngoài.

      0 · 17 phút trước
      Xem thêm 2 câu trả lời
    • M✼L✼C』LྂKྂSྂPTTB vẹt ... Sinh học

      Em hãy giải thích tại sao trong thực tế, người ta sử dụng việc ướp muối để bảo quản thực phẩm?

      3 câu trả lời
      Thích Bình luận Chia sẻ
      ❖
      Bi

      Trong thực tế, người ta sử dụng việc ướp muối để bảo quản thực phẩm vì khi ướp muối, nồng độ chất tan bên ngoài môi trường sẽ cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào thực phẩm nên nước sẽ đi từ trong ra. Khi nước đi ra ngoài bớt thực phẩm khó bị thối, hỏng hơn.

      0 · 19 phút trước
      Xem thêm 2 câu trả lời
    • Vịt Con Sinh học

      Phân biệt các hình thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, thực bào và xuất bào

      3 câu trả lời
      Thích Bình luận Chia sẻ
      ❖
      Nguyễn Linh An
       Khái niệmThành phần (màng tế bào) tham gia vận chuyểnĐặc điểm chất được vận chuyểnCác yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển
      Vận chuyển thụ động- Là kiểu khuếch tán từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất thấp (xuôi chiều gradient nồng độ), không tiêu tốn năng lượng.

      - Lớp kép phospholipid

      - Kênh protein xuyên màng

      - Có nồng độ cao hơn trong tế bào

      - Phụ thuộc vào bản chất khuếch tán, sự chênh lệch nồng độ các chất bên trong và bên ngoài cũng như thành phần hóa học của lớp phospholipid kép.

      - Khuếch tán tăng cường còn phụ thuộc vào số lượng kênh protein trên màng, sự chênh lệch về điện thế giữa hai phía của màng.

      Vận chuyển chủ động- Là kiểu vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradient nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.- Kênh protein xuyên màng- Có nồng độ thấp hơn trong tế bào- Muốn bơm hoạt động, tế bào phải tiêu tốn năng lượng ATP.
      Thực bào và xuất bào

      - Thực bào là hình thức tế bào lấy các phân tử có kích thước lớn, thậm chí là cả một tế bào, nhờ sự biến dạng màng tế bào.

      - Xuất bào là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn ra khỏi tế bào.

      - Màng tế bào

      - Protein thụ thể

      - Các phân tử có kích thước lớn- Cần có sự biến dạng của màng tế bào và cần sử dụng năng lượng.
      0 · 22 phút trước
      Xem thêm 2 câu trả lời
    • Lê Jelar Sinh học

      Để đưa một loại thuốc vào trong một tế bào nhất định của cơ thể, ví dụ tế bào ung thư, người ta thường bao gói thuốc trong các túi tiết. Hãy mô tả cách tế bào lấy thuốc vào bên trong tế bào.

      3 câu trả lời
      Thích Bình luận Chia sẻ
      ❖
      Chuột nhắt

      Bao gói thuốc vào trong cơ thể sau đó túi tiết dung hợp với màng tế bào, các phân tử đi vào trong tế bào bằng phương thức thực bào:

      + Màng tế bào lõm vào để bao bọc lấy các phân tử thuốc

      + Nuốt hẳn đối tượng vào bên trong tế bào

      0 · 27 phút trước
      Xem thêm 2 câu trả lời
    • mineru Sinh học

      Làm thế nào tế bào có thể vận chuyển được những phân tử protein có kích thước lớn ra khỏi tế bào? Giải thích

      3 câu trả lời
      Thích Bình luận Chia sẻ
      ❖
      Biết Tuốt

      Tế bào có thể vận chuyển được những phân tử protein có kích thước lớn ra khỏi tế bào nhờ quá trình xuất bào:

      + Các chất có kích thước lớn cần đưa ra khỏi tế bào được bao bọc trong túi vận chuyển

      + Túi này liên kết với màng tế bào đẩy các chất thải ra bên ngoài

      0 · 32 phút trước
      Xem thêm 2 câu trả lời
    • Phạm Ba Sinh học

      Phân biệt thực bào, ẩm bào và xuất bào

      Giúp mình với ạ, mình cảm ơn

      3 câu trả lời
      Thích Bình luận Chia sẻ
      ❖
      Heo Ú

      Thực bào

      – Khái niệm: thực bào là phương thức của tế bào động vật dùng để “ăn” các tế bào vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào cũng như các hợp chất có kích thước lớn.

      – Cơ chế hoạt động:

      + Màng tế bào lõm vào để bao bọc lấy đối tượng

      + Nuốt hẳn đối tượng vào bên trong tế bào

      + Đối tượng được bao bọc bởi một lớp màng riêng thì liên kết với lizoxom và bị enzim phân hủy.

      Ẩm bào

      – Khái niệm: là quá trình vận chuyển các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào trong tế bào.

      – Quá trình ẩm bào: màng sinh chất lõm vào bao bọc lấy giọt dịch rồi đưa vào tế bào.

      Xuất bào:

      – Khái niệm: là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn ra khỏi tế bào

      – Quá trình ẩm bào:

      + Các chất có kích thước lớn cần đưa ra khỏi tế bào được bao bọc trong túi vận chuyển

      + Túi này liên kết với màng tế bào đẩy các chất thải ra bên ngoài

      0 · 23 giờ trước
      Xem thêm 2 câu trả lời
    • Milky Nugget Sinh học

      Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động

      3 câu trả lời
      Thích Bình luận Chia sẻ
      ❖
      Sunny
      Tiêu chíVận chuyển thụ độngVận chuyển chủ động
      Chiều vận chuyểnTừ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấpTừ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
      Nguyên líTheo nguyên lí khuếch tánKhông tuân theo nguyên lí khuếch tán
      Con đường

      Qua kênh protein đặc hiệu

      Trực tiếp qua màng

      Qua kênh protein đặc hiệu
      Năng lượngKhông tiêu tốn năng lượngTiêu tốn năng lượng ATP
      0 · Hôm qua
      Xem thêm 2 câu trả lời
    • Lê Jelar Sinh học

      Thế nào là vận chuyển chủ động?

      Mình cần gấp, mọi người giúp mình với ạ, mình cảm ơn mọi người nhiều!

      3 câu trả lời
      Thích Bình luận Chia sẻ
      ❖
      Bánh Bao

      Vận chuyển chủ động là kiểu vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradien nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.

      0 · Hôm qua
      Xem thêm 2 câu trả lời
    • Nai Con Sinh học

      Thẩm thấu là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào thực vật và động vật được đưa vào dung dịch nhược trương? Giải thích.

      3 câu trả lời
      Thích Bình luận Chia sẻ
      ❖
      Bi

      Thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng tế bào.

      Nếu tế bào thực vật và động vật được đưa vào dung dịch nhược trương thì nước từ bên ngoài tế bào sẽ đi vào trong tế bào tạo nên một áp lực lên màng tế bào (tế bào động vật có thể vỡ), tế bào thực vật nhờ có thành tế bào tạo nên lực cản chống lại sự khuếch tán của các phân tử nước vào tế bào (nước chỉ đi vào một mức độ nhất định làm trương tế bào).

      0 · Hôm qua
      Xem thêm 2 câu trả lời
    • M✼L✼C』LྂKྂSྂPTTB vẹt ... Sinh học

      Vì sao tế bào rễ cây có thể hút được nước từ đất?

      Mọi người giúp mình với ạ!

      3 câu trả lời
      Thích Bình luận Chia sẻ
      ❖
      Bánh Tét

      Do tế bào rễ cây có không bào trung tâm lớn, chứa nhiều chất tan nên có áp suất thẩm thấu cao hơn so với môi trường đất mà nước có xu hướng đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao nên tế bào rễ cây có thể hút được nước từ đất.

      0 · Hôm qua
      Xem thêm 2 câu trả lời
    • Xem thêm
    Tất cả
    • Toán học
    • Văn học
    • Tiếng Anh
    • Vật Lý
    • Hóa học
    • Sinh học
    • Lịch Sử
    • Địa Lý
    • GDCD
    • Tin học
    • Công nghệ
    • Nhạc Họa
    • Hỏi Chung
    • Khoa Học Tự Nhiên
    Hỏi bài ngay thôi!
    Nhiều người quan tâm
    • Quan sát hình 19.4. sau đó trả lời các câu hỏi sau: - Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch? - So sánh tổng tiết diện của các loại mạch. - Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch 5 3 Lớp 11
    • Hãy phân biệt các dạng tài nguyên tái sinh và không tái sinh 9 2 Lớp 12
    • Đánh dấu x vào ô trống cho ý trả lời đúng về nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim. □ A. Cá xương, chim, thú □ B. Lưỡng cư, thú □ C. Bò sát (trừ cá sấu), chim ,thú □ D. Lưỡng cư, bò sát, chim 8 3 Lớp 11
    • Những nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen của quần thể? Nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen nhanh nhất và chậm nhất? Nhân tố tiến hoá nào quy định chiều hướng tiến hoá? 1 3 Lớp 12
    • Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét? 5 4 Lớp 11
    • Giải thích cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac. 3 4 Lớp 12
    OK Hủy bỏ
    • Giới thiệu

      • Về chúng tôi
      • Hướng dẫn sử dụng
      • Quảng cáo
      • Liên hệ
    • Chính sách

      • Điều khoản sử dụng
      • Chính sách bảo mật
      • DMCA
    • Theo dõi chúng tôi

      • Facebook
      • Youtube
      • Twitter
    • Tải ứng dụng

      • Học tiếng Anh
      • Giải bài tập
      • Toán tiểu học
    • Chứng nhận

    Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Ngọc Lam. ©2022 Công ty Cổ phần Mạng trực tuyến META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: [email protected] Giấy phép số 366/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp.