- Lễ hội Tịch điền là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương Hà Nam (nói riêng) và Việt Nam (nói chung) được tỏ chức mỗi dịp tết đến xuân về.
- Lễ hội Tịch điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng biết ơn tiền nhân, ý thức tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp.
Phố cổ Hội An là một điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế. Du lịch, dịch vụ phát triển đã góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và nguồn thu ngân sách địa phương. Hơn nữa, Hội An được xem như một “bảo tàng sống - bảo tàng về lịch sử kiến trúc, dân cư đô thị”, là niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
Các di sản văn hóa ở Việt Nam:
- Di sản văn hóa vật thể:
+ Quần thể di tích Cố đô Huế
+ Phố cổ Hội An
+ Hoàng thành Thăng Long
- Di sản văn hóa phi vật thể:
+ Dân ca Quan họ
+ Ca trù
+ Hội Gióng
+ Hát xoan Phú Thọ
Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hoá gồm di sản văn hoá vật thể (Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Rừng ngập mặn Cần Giờ,..) và di sản văn hoá phí vật thể (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc bàn Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài từ Nam Bộ,...).
Nếu em là M, em sẽ tâm sự với bố mẹ, để hỏi bố mẹ nguyên nhân vì sao bố mẹ vẫn chưa mua đàn cho mình.
Sau khi biết nguyên nhân là do dịch bệnh khó khăn, kiếm tiền vất vả, em sẽ thông cảm cho bố mẹ và bảo bố mẹ rằng hãy để dành lần khác tặng em đàn sau, còn bây giờ em mong bố mẹ sẽ thật vui vì em đã đạt danh hiệu Học sinh Giỏi.
Em sẽ khuyên Y đợi khách thêm một lúc nữa. Nếu hôm nay khách quên không đến lấy rau thì em sẽ nói với mẹ để trả lại tiền cho khách.
a) H không giữ chữ tín với P vì đã hẹn đi xem xiếc cùng P nhưng lại không đi được. Tuy nhiên H đã gọi điện xin lỗi P là một hành động rất nên làm, và H nên sắp xếp thời gian cho buổi hẹn sau để không bị lỡ hẹn với P nữa.
b) V là người rất giữ chữ tín. Vì đã hứa sẽ giúp D môn Tiếng Anh nên V dù bận vẫn cố sắp xếp thời gian để học cùng D. V là một người bạn tốt, biết giữ lời hứa, sẽ được bạn bè xung quanh quý mến.
c) T là một người không giữ chữ tín. T đã hứa sẽ trả C quyển truyện sau một tuần nhưng vì T chưa đọc xong nên đã không trả. Trong trường hợp này, nếu T muốn mượn truyện của C thêm vài ngày nữa thì cần phải xin phép C, nếu C đồng ý thì mới được giữ truyện lại.
d) Bà X là người rất giữ chữ tín. Cho dù buôn bán có lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vẻ vì bà X muốn mọi người đều được sử dụng thực phẩm sạch.
a) Đồng tình. Bởi vì giữ chữ tín chính là giữ niềm tin của người khác, coi trọng niềm tin của người khác dành cho mình.
b) Đồng tình. Khi bạn hoàn thành tốt phần công việc như đã cam kết, bạn sẽ giữ được niềm tin của mọi người xung quanh, người có trách nhiệm chính là người biết giữ chữ tín.
c) Đồng tình. Bởi vì chữ tín không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp... Khi đã hứa điều gì với bất kì ai thì đều phải cố gắng thực hiện bằng được. Vì chỉ cần một lần không thực hiện lời hứa sẽ làm mất niềm tin của người khác, làm mất chữ tín.
d) Không đồng tình. Việc giữ chữ tín phải được luyện tập từ khi còn là trẻ con. Nếu một đứa trẻ hay nói dối, thường xuyên hứa nhưng không thực hiện sẽ làm cho mọi người mất niềm tin, người lớn không yêu quý, bị bạn bè xa lánh.
e) Đồng tình. Đôi khi nói dối sẽ giúp ta đạt được mong muốn trước mắt, nhưng về lâu dài, khi chúng ta nói dối một câu, thì những câu tiếp theo chúng ta lại phải tiếp tục nói dối để che đi câu nói dối phía trước, đến khi bị mọi người phát hiện, sẽ không còn ai tin tưởng chúng ta nữa, dù có làm gì cũng sẽ không thể nào lấy lại được niềm tin.
Những câu ca dao, tục ngữ nói về việc giữ chữ tín:
- Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
- Nói chín thì phải làm mười/ Nói mười làm chín, kẻ cười người chê
(Ý nghĩa của câu nói trên là nói ít, hứa hẹn ít mà chăm chỉ làm sẽ được mọi người yêu quý; còn nói nhiều, hứa hẹn nhiều mà lại làm ít thì chỉ là kẻ ba hoa, lười biếng, luôn bị người đời cười chê)
Hậu quả của việc không giữ chữ tín và lí do chúng ta cần giữ chữ tín:
- Nếu như chúng ta không giữ chữ tín, thì mọi người xung quanh sẽ mất niềm tin vào chúng ta, sẽ không tôn trọng chúng ta.
- Việc mất chữ tín, mất niềm tin giữa người với người sẽ làm ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ, gây chia rẽ và mất đoàn kết.
- Không có được niềm tin của mọi người thì chúng ta sẽ không thể thành công, không đạt được những điều bản thân mong muốn.
- Một số biểu hiện của giữ chữ tín khác:
+ Biết sửa sai khi mắc lỗi;
+ Nói là làm, trả đồ mượn đúng hẹn, đúng giờ;
+ Hoàn thành đúng nhiệm vụ được giao;
+ Thực hiện đúng nội quy trường học, nộp bài tập đúng hạn.
- Một số biểu hiện của không giữ chữ tín:
+ Nói dối, che dấu khuyết điểm của bản thân;
+ Hứa nhưng không thực hiện;
+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc hoàn thành nhưng làm một cách hời hợt; nhận việc nhưng không làm;
+ Không tuân thủ quy định.