ăn: Con trăn, khăn tay, bài văn, săn bắn, ăn uống, may mắn...
ăng: mặt trăng, lo lắng, màu trắng, tung tăng, măng trúc, năng nổ,...
oat: loạt xoạt, hoạt hình, hoạt động, lục soát, ...
oăt: thoăn thoắt, loắt choắt, nhọn hoắt, oắt con, thoắt ẩn thoắt hiện...
Sau khi học xong bài "Ông Yết Kiêu", em cảm thấy rất thích câu chuyện này. Ông Yết Kiêu là một vị tướng giỏi nhà Trần, đặc biệt là tài bơi lặn của ông. Kả năng bơi và lặn của ông giỏi tới mức người ta cứ tưởng ông đi lại trên đất liền. Có những lúc ông còn sống sáu, bảy ngày dưới nước mới lên mà không có vấn đề gì. Và cũng chính tài năng của ông đã giúp vua quan nhà Trần đánh đuổi được giặc Nguyên. Ông không cần xin vua tàu, bè, chỉ xin một cái dùi sắt và một chiếc búa. Sử dụng khả năng bơi lặn phi phàm của mình, ông đã ngụp lặn và đục thủng những chiếc tàu thuyền của địch trên biển Vạn Ninh. Quân giặc vô cùng sợ hãi và cho người rình bắt ông. Ông Yết Kiêu còn thể hiện ý chí bất phục, dũng cảm mà trả lời một cách dõng dạc rằng đất nước ta cũng có hàng trăm nghìn người bơi lặn giỏi để dọa quân địch khiếp sợ. Nhân lúc chúng vô ý, ông nhảy xuống biển và trốn thoát. Câu chuyện về ông Yêt Kiêu khiến em cảm thấy hứng thú khi tìm hiểu về lịch sử dân tộc, cũng như những vị anh hùng dũng cảm, kiên cường bất khuất của đất nước Việt Nam ta từ xưa đến nay.
Tuần vừa rồi, em đã được học câu chuyện Ba nàng công chúa. Câu chuyện khiến em cảm thấy rất thích. Đức vua có ba nàng công chúa và ngày đất nước bị giặc ngoại xâm đánh, cả ba nàng đều xung phong xin ra trận. Nhưng vì thương các nàng mảnh mai, sẽ không làm gì được nên nhà vua không cho. Vì thế, cả ba nàng đều lẳng lặn từ biệt vua cha ra trận. Nàng công chúa cả dùng tiếng đàn và giọng hát của mình để xoa dịu tâm hồn những binh lính, dùng điệu nhảy của mình để giúp họ quên đi chiến tranh, hòa mình với sự bình yên, cuộc sống tươi vui. Tới nàng công chúa út, nàng dùng giọng kể chuyện của mình để kể về những người mẹ, người vợ, người con, giọng kể của nàng đã cảm hóa được trái tim quân địch, khiến họ muốn quay trở về quê hương. Và nàng công chúa thứ hai đã dùng tài năng hội họa siêu phàm để vẽ ra ngựa, lương thực giúp cho quân lính trở về quê nhà của họ. Câu chuyện khiến em cảm thấy thích thú vì em đã cảm thấy vẻ đẹp của lòng dũng cảm, tài năng của cả ba nàng công chúa khi đứng trước khó khăn của đất nước. Đồng thời em cũng nhận thức được ý nghĩa của một cuộc sống hòa bình.
Ai là gì: Tôi là một học sinh lớp 3
Ai thế nào: Chị tôi là một người tốt tính
Ai làm gì: Mẹ tôi đang nấu ăn
Nếu cậu chạy xe nhanh thì sẽ gặp tai nạn đấy.
Vì lười học nên Nam bị điểm kém.
Tuy nhà nghèo nhưng Mai luôn đứng đầu lớp ở mọi môn học.
Hễ bạn không chăm chỉ học tập thì tương lai sẽ khó để có một công việc ổn định.
Sở dĩ Hi hay ăn cắp vặt nên bây giờ chẳng ai tin cậu ấy vô tội nữa.
Chị Võ Thị Sáu sinh ra ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ năm mười lăm tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5 năm 1950, lúc đó, chị bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người nữ chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, chị bị chúng đày ra Côn Đảo, và bị xử tử. Vào đêm trước khi ra pháp trường, người nữ tử tù ấy vẫn cất cao giọng trong trẻo hát vang những bài ca cách mạng để động viên tinh thần hàng ngàn tù nhân và tỏ rõ khí phách của một người cộng sản kiên trung. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Chị Võ Thị Sáu chính là tấm gương để em học tập.
Em thích nhất là hình ảnh bạn nhỏ ngây ngô hỏi "Mẹ ơi, con tuổi gì?" vì rất đáng yêu
Tôi đã cắt gấp một chiếc áo dài để tham gia cuộc thi thiết kê thời trang của trường. Đây là trang phục truyền thống của người con gái đất Việt. Chiếc váy mào xanh mát, viền áo được đính kèm những bông hoa xanh li ti trông vô cùng xinh xắn. Cô gái đội thêm chiếc nón lá kết hợp cùng trang phụ này càng làm cho người con gái trở lên duyên dáng, thướt tha hơn. Đó là sáng kiến nhỏ của em
Em đã sử dụng những chiếc đũa tre cũ mà mẹ cất trong tủ từ lâu chưa dùng đến để thiết kế ra một ngôi nhà tre. Em dùng keo dán những thanh đũa lại thành từng mảng tường tre, rồi ghép lại với nhau tạo ra bốn bức tường bao quanh. Tiếp đến em ghép mái nhà. Hàng rào bao quanh sân, em dùng đũa xếp chéo như chữ X nối dài. Phần cửa và cửa sổ, em dùng giấy bìa vẽ và dán lên tượng trưng. Vậy là em đã hoàn thành xong mô hình một ngôi nhà bằng đũa tre.
Từ bao đời nay, tinh thần lá lành đùm lá rách của nhân dân ta vẫn luôn được gìn giữ và phát huy một cách tối đa. Bằng chúng cho thấy rõ nhất là mỗi khi ở nơi nào có khó khăn, hay xảy ra thiên tai, bão lũ thì đều có những tổ chức, cá nhân đứng lên làm những hoạt động thiện nguyện đáng quý.
Thiện nguyện nghĩa là tự nguyện làm việc thiện. Hoạt động thiện nguyện chính là sự giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về vật chất. Hoạt động này xuất phát từ tấm lòng yêu thương trong sáng, không vụ lời của con người và mang ý nghĩa tích cực đối với cuộc sống của con người và xã hội.
Tuy nhiên, không chỉ mỗi khi có khó khăn từ mẹ thiên nhiên ta mới thấy các tổ chức thiện nguyện. Mà nước ta còn có rất nhiều những tổ chức khác làm từ thiện, như quỹ "Trái tim cho em" dành cho các em nhỏ bị tim bẩm sinh, hay Hội từ thiện Minh Tâm Hà Nội được thành lập vào năm 2014 do các thành viên ở khắp mọi nơi với nhiều ngành nghề khác nhau có cùng chung một mục đích chia sẻ với những hoàn cảnh kém may mắn. Ngoài ra, mỗi dịp tết thiếu nhi, tết trung thu, tết Nguyên Đán đều có những chương trình trao quà tết cho các em và người dân vùng sâu vùng xa do các tổ chức xã hội, những cá nhân đóng góp. Đó đều là những việc làm thiện nguyện, đầy ý nghĩa và thiết thực.
Tóm lại, các hoạt động thiện nguyện có một tầm quan trọng to lớn trong cuộc sống. Vì vậy, con người cần tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện có ý nghĩa, có mục đích mang lại sự chia sẻ tốt đẹp để góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Tuyệt đối không được lạm dụng những hành động từ thiện để quảng bá hay để phục vụ cho việc trục lợi cá nhân. Và những hành động giàu lòng nhân ái có ý nghĩa đáng được tuyên dương.