- Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa:
+ Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa
+ Cung cấp thông tin của ngành để sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững
+ Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài; kết nối và nâng cao vị thế của các ngành du lịch, sử học
- Ví dụ: Thừa Thiên Huế (Việt Nam) là một điểm đến hội tụ của nhiều loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, hấp dẫn khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Việc tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh các hoạt động quảng bá du lịch, coi du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đã có tác động tích cực; góp phần quảng bá lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Ngày 19/5/2016, tại Đại Nội Huế đã diễn ra triển lãm “Huế trong mắt các họa sĩ màu nước quốc tế 2016”. Triển lãm này là một trong minh chứng cho thấy sức hút của các di sản văn hóa – lịch sử Việt Nam đối với du khách.
Từ xưa đến nay, trong mỗi thời kỳ lịch sử, lòng yêu nước của nhân dân ta luôn có những biểu hiện riêng. Do điều kiện lịch sử cụ thể và hệ tư tưởng quy định nhưng đều chứa đựng lòng tự hào dân tộc và niềm yêu nước sâu sắc, mục đích duy nhất là bảo vệ và gìn giữ bờ cõi non sông đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã được viết nên bởi máu và mồ hôi, nước mắt của biết bao thế hệ ông cha, làm nên biết bao chiến tích anh hùng, những trang sử kì tích vẻ vang và đầy khí thế. Trong quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, hy sinh, dân tộc ta đã tạo nên một truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, thông minh, sáng tạo, và có tinh thần độc lập, tự chủ. Không chỉ dừng lại ở những mốc lịch sử của đất nước, lòng yêu nước còn tiếp tục được gìn giữ và phát huy đến ngày nay. Bác Hồ đã từng khẳng định:“Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy mà nhớ lời căn dặn thì “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Ngày nay lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam không hề cao sang phức tạp. Đó chỉ đơn giản là yêu quý những gì mà đất nước chúng ta đang có, trân trọng gìn giữ những nét đẹp đạo đức văn hóa của dân tộc và gìn giữ nền hòa bình độc lập dân tộc, xây dựng nên một đất nước đoàn kết thống nhất tươi đẹp. Có thể thấy truyền thống yêu nước là truyền thống quý báu được đúc kết qua biết bao đời nay của dân tộc ta. Yêu nước không phải là điều viển vông xa rời thực tế hay cao sang gì. Yêu nước là giữ gìn nền độc lập, tự do của dân tộc. Mỗi người cần có ý thức rõ ràng, sâu sắc về nền độc lập dân tộc, coi độc lập dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm.
* Ý nghĩa phong trào Văn hóa Phục hưng:
- Lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa và tấn công vào trật tự phong kiến, góp phần quan trọng vào giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.
- Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, tạo ra những tiền đề văn hoá, tư tưởng và tôn giáo quan trọng, nhằm giúp giai cấp tư sản định hình nền văn hoá và tôn giáo mới của riêng mình.
=> Cùng với Văn hoá Phục hưng, Cải cách tôn giáo là những đòn tấn công đầu tiên của giai cấp tư sản vào trật tự phong kiến, làm cơ sở cho các cuộc đấu tranh về chính trị.
* Tác động phong trào Văn hóa Phục hưng đến xã hội Tây Âu:
- Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến
- Là "cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại" mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại
- Chạy đua vũ trang là một thuật ngữ để chỉ hành động mà các bên tham gia không ngừng tăng cường lực lượng vũ trang so với các bên khác để tạo nên ưu thế trong sức mạnh so sánh của mình nhằm đảm bảo an ninh cho bản thân hay gây ra chiến tranh.
- Trong thời gian tồn tại của Trật tự hai cực Ianta, cả Mỹ và Liên Xô đều tăng cường chạy đua vũ trang thông qua việc: chi nhiều tiền của cho nghiên cứu, chế tạo, sản xuất các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại; xây dựng và duy trì các căn cứ quân sự ở nhiều nơi trên thế giới,… Việc chạy đua vũ trang trong thời gian dài đã khiến cho cả Mỹ và Liên Xô bị suy giảm vị thế, buộc 2 bên phải từng bước hạn chế chăng thẳng.
=> Vì vậy, chạy đua vũ trang là một trong những nguyên nhân quan trọng làm sụp đổ Trật tự thế giới hai cực lan-ta
- Khi trật tự thế giới hai cực Iatata sụp đổ, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước. Ví dụ:
+ Mĩ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
+ Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện đáng kể. Đến năm 1995, Việt Nam ra nhập và trở thành thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN.
+ Công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu; vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong trật tự thế giới mới (trật tự thế giới đa cực).
- Liên hợp quốc ưu tiên việc tạo môi trường kinh tế quốc tế bình đẳng, hỗ trợ các nền kinh tế kém phát triển thông qua các chương trình, quỹ, các cơ quan chuyên môn,..
- Từ năm 1960, Đại hội đồng Liên hợp quốc đề ra các chiến lược phát triển cho từng thập kỉ nhằm huy động sự hợp tác quốc tế cho các mục tiêu phát triển chung. Các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đã có sự hỗ trợ trực tiếp về vốn, tri thức,... nhằm thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân.
- Tháng 9-2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Niu Oóc, Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 với 17 mục tiêu, lấy phát triển bền vững là định hướng xuyên suốt của ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường.
Ở bài này có đáp án nè https://vndoc.com/lich-su-12-chan-troi-sang-tao-bai-1-323386
- Nguyên nhân nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới trân trọng, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, nhân cách, lối sống.... Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của truyền thống văn hoá Việt Nam và tinh hoa văn hoá của nhân loại.
Tham khảo đáp án nè https://vndoc.com/lich-su-12-ket-noi-tri-thuc-bai-17-326692
Tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một khẳng định về giá trị cơ bản của con người mà còn là một phương châm lịch sử, một hành trình khát khao tự do và chủ quyền của một dân tộc. Trong thời đại ngày nay, tư tưởng này vẫn mang lại những bài học sâu sắc và nguồn động viên mạnh mẽ để xây dựng một xã hội công bằng, phồn thịnh và an ninh.
Độc lập không chỉ đơn thuần là sự tự chủ trong quốc gia, mà còn là sự đa dạng và tự do cá nhân. Trong thời đại hiện nay, thế giới ngày càng hướng tới sự toàn cầu hóa, nhưng đồng thời, sự đa dạng văn hóa, ý kiến và quan điểm cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tư tưởng độc lập ở đây có thể hiểu là khả năng giữ gìn và phát triển bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, quốc gia hay cá nhân.
Tự do, theo định nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ là việc không bị xâm phạm quyền tự do cá nhân mà còn là quyền tham gia vào quyết định về tương lai của cộng đồng. Trong môi trường xã hội ngày nay, quyền lực và quyết định ngày càng được đa dạng hóa, và việc thúc đẩy sự tự do dân chủ là chìa khóa để tạo ra một xã hội công bằng và bền vững.
Tuy nhiên, thách thức lớn của thời đại ngày nay là làm thế nào để duy trì và bảo vệ giá trị này trong bối cảnh thế giới ngày càng phức tạp và biến động. Các vấn đề như biến đổi khí hậu, đại dịch toàn cầu, và những thách thức an ninh mới đòi hỏi sự hợp tác và đoàn kết toàn cầu, nhưng đồng thời không được đánh đổi bằng việc đặt quyền tự chủ và tự do cá nhân lên hàng đầu.
Tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đúng và nguyên tắc này có thể là động lực mạnh mẽ để chúng ta xây dựng một thế giới hòa bình, công bằng và phồn thịnh trong thời đại ngày nay. Việc bảo vệ và thúc đẩy giá trị này đòi hỏi sự nhìn nhận sâu sắc về bản chất con người, sự đa dạng văn hóa, và trách nhiệm của chúng ta đối với tương lai chung của nhân loại.
Trong bài này có đáp án á bạn ơi https://vndoc.com/lich-su-12-ket-noi-tri-thuc-bai-16-326691. Bạn tham khảo nhé