Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
Trong quá trình giao thoa văn hóa giữa văn hóa bản địa và văn hóa Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã kết hợp để sáng tạo cho dân tộc mình những yếu tố văn hóa độc đáo không thể so sánh với bất kỳ dân tộc nào khác. Trong những thành tựu văn hóa đặc sắc đó, nền nghệ thuật cổ điển Đông Nam Á nổi bật lên không chỉ là minh chứng cho sự giao lưu văn hóa mà còn bởi sự sáng tạo đa dạng, phong phú mang đầy màu sắc bản địa. Tôn giáo là nguồn cảm hứng chính của nghệ thuật cổ điển Đông Nam Á và nghệ thuật cổ điển ở Đông Nam Á là sự thể hiện, mang đậm dấu ấn thế giới tâm linh phong phú đó. Tôn giáo và nghệ thuật kết hợp, bổ sung cho nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của từng dân tộc trong khu vực Đông Nam Á.
Xem thêm...- Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa:
+ Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa
+ Cung cấp thông tin của ngành để sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững
+ Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài; kết nối và nâng cao vị thế của các ngành du lịch, sử học
- Ví dụ: Thừa Thiên Huế (Việt Nam) là một điểm đến hội tụ của nhiều loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, hấp dẫn khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Việc tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh các hoạt động quảng bá du lịch, coi du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đã có tác động tích cực; góp phần quảng bá lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Ngày 19/5/2016, tại Đại Nội Huế đã diễn ra triển lãm “Huế trong mắt các họa sĩ màu nước quốc tế 2016”. Triển lãm này là một trong minh chứng cho thấy sức hút của các di sản văn hóa – lịch sử Việt Nam đối với du khách.
Xem thêm...Truyền thống yêu nước và lòng dũng cảm trong việc chống lại sự xâm lược từ bên ngoài là một di sản vô giá mà chúng ta nhận thấy được qua hàng ngàn năm lịch sử phát triển của đất nước. Qua thời gian, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thách thức từ các thế lực mạnh mẽ bên ngoài. Nhưng dù bao biến cố, dù bao thương tích, dân tộc ta vẫn không ngừng đấu tranh, giành lấy và bảo vệ sự độc lập và tự do. Tinh thần yêu nước ấy đã chảy trong huyết quản của mỗi người con Việt Nam, là động lực mạnh mẽ đẩy chúng ta tiến lên, vượt qua mọi khó khăn.
Tình yêu nước đó không chỉ dừng lại ở việc hành động cá nhân, mà còn là sức mạnh gắn kết tất cả mọi người lại với nhau. Mỗi khi đối diện với nguy cơ, không chỉ nam giới mà cả phụ nữ cũng sẵn sàng đứng lên chiến đấu, không ai đứng ngoài cuộc. Đây không chỉ là một truyền thống, mà còn là một giá trị văn hóa sâu sắc, là nền tảng của sự đoàn kết và thịnh vượng của đất nước.
Tinh thần yêu nước mạnh mẽ ấy là nguồn động viên, là tài sản vô giá mà mỗi người Việt Nam đều mang trong lòng, là động lực để chúng ta không ngừng vươn lên, phát triển và bảo vệ quê hương. Và với những giá trị ấy, truyền thống yêu nước sẽ luôn tiếp tục phát triển, không bao giờ mất đi, luôn là ngọn lửa thắp sáng con đường của dân tộc.
Xem thêm...Văn hóa Phục hưng thời Tây Âu: https://vndoc.com/van-hoa-tay-au-thoi-phuc-hung-230673
- Chạy đua vũ trang là một thuật ngữ để chỉ hành động mà các bên tham gia không ngừng tăng cường lực lượng vũ trang so với các bên khác để tạo nên ưu thế trong sức mạnh so sánh của mình nhằm đảm bảo an ninh cho bản thân hay gây ra chiến tranh.
- Trong thời gian tồn tại của Trật tự hai cực Ianta, cả Mỹ và Liên Xô đều tăng cường chạy đua vũ trang thông qua việc: chi nhiều tiền của cho nghiên cứu, chế tạo, sản xuất các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại; xây dựng và duy trì các căn cứ quân sự ở nhiều nơi trên thế giới,… Việc chạy đua vũ trang trong thời gian dài đã khiến cho cả Mỹ và Liên Xô bị suy giảm vị thế, buộc 2 bên phải từng bước hạn chế chăng thẳng.
=> Vì vậy, chạy đua vũ trang là một trong những nguyên nhân quan trọng làm sụp đổ Trật tự thế giới hai cực lan-ta
Xem thêm...- Khi trật tự thế giới hai cực Iatata sụp đổ, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước. Ví dụ:
+ Mĩ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
+ Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện đáng kể. Đến năm 1995, Việt Nam ra nhập và trở thành thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN.
+ Công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu; vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong trật tự thế giới mới (trật tự thế giới đa cực).
Xem thêm...Đáp án có trong bài này nè https://vndoc.com/lich-su-12-chan-troi-sang-tao-bai-1-323386
Ở bài này có đáp án nè https://vndoc.com/lich-su-12-chan-troi-sang-tao-bai-1-323386
- Nguyên nhân nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới trân trọng, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, nhân cách, lối sống.... Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của truyền thống văn hoá Việt Nam và tinh hoa văn hoá của nhân loại.
Xem thêm...Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay là một chặng đường quan trọng đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã đặt ra những mục tiêu quan trọng nhằm tối ưu hóa tài nguyên, tăng cường cạnh tranh, và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Đổi mới ở Việt Nam không chỉ mang tính chất kinh tế mà còn lan tỏa vào các lĩnh vực như giáo dục, y tế, công nghệ thông tin, và môi trường. Nước ta đã thúc đẩy sự đa dạng hóa nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, và mở cửa cho quá trình hội nhập quốc tế.
Trong quá trình Đổi mới, Việt Nam đã chú trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo lao động chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường lao động toàn cầu. Các cơ sở hạ tầng về giao thông, năng lượng, và công nghệ đã được đầu tư và phát triển, góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh tích cực và bền vững.
Theo quan điểm của em, công cuộc Đổi mới là một thành công lớn của Việt Nam, mang lại nhiều cơ hội và thách thức. Việc nỗ lực để thích ứng với sự biến đổi toàn cầu đã làm nổi bật tinh thần sáng tạo và quyết tâm phát triển của cả đất nước. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển bền vững, việc quản lý tài nguyên và giải quyết những vấn đề xã hội còn là những thách thức quan trọng cần được đối mặt và giải quyết.
Xem thêm...Trong bài này có đáp án nè https://vndoc.com/lich-su-12-ket-noi-tri-thuc-bai-10-323319
♦ Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 1996-2006:
- Về kinh tế:
+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
+ Tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng, tăng cường tiềm lực về cơ sở-vật chất, công nghệ cho nền kinh tế.
+ Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới.
- Về chính trị, văn hoá-xã hội, an ninh-quốc phòng:
+ Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế.
+ Nhấn mạnh phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ là quốc sách hàng đầu.
+ Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.
+ Mở rộng giải quyết các vấn đề xã hội như tạo thêm việc làm, xoá đói, giảm nghèo...
+ Xây dựng và tăng cường an ninh-quốc phòng.
- Về đối ngoại: Đặt trọng tâm chủ "hội nước. trương nhập kinh tế quốc tế và khu vực” nhằm mục tiêu phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước.
Xem thêm...Bạn ơi ở đây có đáp án nè https://vndoc.com/lich-su-12-ket-noi-tri-thuc-bai-10-323319
Bài này https://vndoc.com/lich-su-12-ket-noi-tri-thuc-bai-9-323314 có đáp này, bạn tham khảo nha
Đáp án ở đây nè bạn ơi https://vndoc.com/lich-su-12-ket-noi-tri-thuc-bai-9-323314
- Sau Đại thắng Xuân 1975, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Ngày 12-5-1977, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
+ Năm 1994, Việt Nam là quốc gia thứ 63 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, trước khi Công ước chính thức có hiệu lực vào tháng 12-1994.
+ Về quản lí hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa. Năm 2007, Chính phủ quyết định thành lập thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo: Song Tử Tây và Sinh Tồn trực thuộc huyện đảo Trường Sa.
+ Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, như: tổ chức triển lãm các hiện vật lịch sử, nghiên cứu, khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, xây bia chủ quyền, thiết lập các ngọn đèn biển và đưa dân ra sinh sống trên các đảo,...
- Trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo, Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững hoà bình, ổn định để đất nước phát triển làm mục tiêu cao nhất.
+ Tháng 3-1988, quân đội Trung Quốc huy động lực lượng lớn tấn công các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biển đảo, hàng chục chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hi sinh. Ngay lúc đó, Chính phủ Việt Nam đã thông báo cho Liên hợp quốc về vấn đề này, đồng thời gửi nhiều công hàm phản đối và đề nghị hai bên Việt Nam-Trung Quốc thương lượng để giải quyết vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
+ Năm 2012, Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lí để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế biển. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Xem thêm...Mình thấy trong bài này có đáp án nè https://vndoc.com/lich-su-12-ket-noi-tri-thuc-bai-9-323314
- Hoàn cảnh: Sau khi lên nắm quyền (4-1975), chính quyền Pôn Pốt đã phát động chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam.
+ Từ tháng 5-1975, quân Pôn Pốt gây ra nhiều vụ hành quân khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam như: đánh chiếm đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu và xâm nhập nhiều vùng biên giới trên đất liền Việt Nam.
+ Ngày 30-4-1977, quân Pôn Pốt mở cuộc tấn công dọc tuyến biên giới tỉnh An Giang.
- Diễn biến chính: cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam diễn ra qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (từ ngày 30-4-1977 đến ngày 5-1-1978):
▪ Quân Pôn Pốt tấn công dọc tuyến biên giới, tàn sát dân thường...
▪ Cùng với việc tổ chức lực lượng vũ trang đánh lui quân địch, Đảng và Nhà nước Việt Nam nỗ lực hoạt động ngoại giao nhằm tìm kiếm giải pháp hoà bình.
+ Giai đoạn 2 (từ ngày 6-I-1978 đến ngày 7-1 -1979):
▪ Quân Pôn Pốt tiến hành xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. Ngày 22-12-1978, quân Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tấn công quy mô lớn vào Tây Ninh. Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân Việt Nam mở cuộc tổng phản công, làm tan rã đại bộ phận quân chủ lực đối phương.
▪ Theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam cùng quân dân Cam-pu-chia đánh đổ chính quyền Pôn Pốt. Ngày 7-1-1979, Thủ đô Phnôm Pênh (Cam-pu-chia) được hoàn toàn giải phóng.
Xem thêm...