Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Khang Anh Văn học Lớp 9

Các bước làm bài văn nghị luận xã hội

Giải giúp em: các bước làm bài văn nghị luận xã hội

9
9 Câu trả lời
  • Ỉn
    Ỉn

    Dàn ý

    1. Đối với loại đề về tư tưởng đạo lý

    A. Mở bài:

    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn…

    B. Thân bài:

    - Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (giải thích các từ ngữ, khái niệm).

    - Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).

    - Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).

    - Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí (ngợi ca, phê phán)

    C. Kết bài:

    - Khái quát lại vấn đề NL.

    - Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người

    2. Đối với loại đề về một hiện tượng xã hội

    A. Mở bài:

    Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.

    B. Thân bài

    - Nêu rõ hiện tượng (giải thích khái niệm)

    - Phân tích các mặt đúng-sai, lợi hại (thực trạng của vấn đề cần bàn luận, chứng minh bằng các dẫn chứng)

    - Chỉ ra nguyên nhân.

    - Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội đó (đồng tình, không đồng tình). Nêubiện pháp khắc phục.

    C. Kết bài:

    - Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận.

    - Bài học nhận thức và hành độngcho bản thân.

    Dẫn chứng

    - Trong bài văn nghị luận dẫn chứng rất quan trọng, dẫn chứng hay, xác đáng sẽ làm bài viết có độ tin cậy , thuyết phục người đọc lớn.

    - Dẫn chứng phải tiêu biểu, cụ thể, chính xác, toàn diện, vừa đủ. Trong bài văn nghị luận xã hội nên hạn chế lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học.

    - Dẫn chứng cần có độ khái quát chỉ chắt lọc những điều cơ bản nhất, tránh tình trạng sa vào kể lại dẫn chứng.

    Trả lời hay
    55 Trả lời 16/06/21
    • Trang Hoàng
      Trang Hoàng

      Các bước viết văn nghị luận :

      A Mở bài

      Giới thiệu vấn đề cần nêu

      B Thân bài

      - Giải thích vấn đề

      - Nêu hiện trạng (ví dụ) liên quan đến vấn đề

      - Nguyên nhân dẫn đến

      - Hậu quả xảy ra

      - Giải pháp

      - Bài học rút ra

      C Kết bài

      Nêu cảm nghĩ của bản thân về vấn đề/hiện tượng được nêu

      Trả lời hay
      43 Trả lời 23/04/23
      • Xuka
        Xuka

        5 bước làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lý

        Bước 1: Giải thích (là gì)

        Phần này thường trả lời cho câu hỏi là gì, như thế nào… Trước hết, người viết cần tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa; nếu đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể trong cả câu nói thì nó biểu hiện ý nghĩa gì. Qua đó rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lý, quan điểm của tác giả thể hiện thế nào qua câu nói.

        Bước 2: Phân tích (tại sao)

        Học sinh trả lời câu hỏi tại sao vấn đề này lại đúng hoặc không đúng, không phù hợp, đồng thời dùng dẫn chứng thực tiễn để chứng minh lập luận của mình, giúp phần bàn luận sâu sắc và thuyết phục người đọc, người chấm thi.

        Bước 3: Bác bỏ (nếu không như vậy thì thế nào)

        Đây là thao tác khó nhưng thể hiện bản lĩnh của người viết và quyết định nhiều đến điểm số bài thi. Bác bỏ bằng cách lật ngược vấn đề vừa bàn luận, nếu vấn đề là đúng thì đưa ra mặt trái của vấn đề. Ngược lại, nếu vấn đề sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.

        Bước 4: Bình luận, đánh giá (có giá trị gì, tác động ra sao)

        Đánh giá xem vấn đề đó đúng hay sai, còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không, có tác động thế nào đến cá nhân người viết, ảnh hưởng thế nào đến xã hội nói chung.

        Bước 5: Bài học nhận thức và hành động (tích cực)

        Đầu tiên là bài học rút ra cho bản thân người viết (rút ra bài học gì, bản thân đã làm được chưa, nếu chưa thì cần làm gì để đạt được…). Tiếp theo, đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội thì bài học nhận thức là gì, thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động.

        Trả lời hay
        18 Trả lời 16/06/21
        • Người Dơi
          Người Dơi

          Bước 1: Giải thích

          Tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa mà đề bài đưa ra. Tuy nhiên không phải sự việc nào cũng cần giải thích vì có những khái niệm phổ biến mà ai cũng biết như tai nạn giao thông, nói tục chửi thề…

          Bước 2: Nêu hiện trạng

          Dựa vào thực tế đời sống để trả lời các câu hỏi sự việc, hiện tượng này xuất hiện ở đâu, xuất hiện vào thời gian nào, diễn ra ở quy mô nào, đối tượng của sự việc hiện tượng là ai, mức độ ảnh hưởng ra sao…

          Bước 3: Lý giải nguyên nhân

          Lập luận theo hai hướng nguyên nhân khách quan (tác động từ bên ngoài như pháp luật, nhà nước, xã hội…) và nguyên nhân chủ quan (do nhận thức, ý thức, thói quen của con người…).

          Bước 4: Đánh giá hậu quả/ kết quả

          Dù là hiện tượng tích cực hay tiêu cực thì đều dẫn đến một kết quả hay hậu quả tương ứng. Nếu đó là hiện tượng xấu thì cần nhấn mạnh khía cạnh đạo đức, nâng cao nhận thức, ý thức của con người để giảm thiểu, loại bỏ hiện tượng đó khỏi đời sống xã hội.

          Bước 5: Giải pháp

          Dựa vào phần đánh giá hậu quả/ kết quả để đưa ra giải pháp phù hợp. Đối với hậu quả thì phải đưa ra giải pháp mạnh mẽ để ngăn chặn; nếu là kết quả thì phải khuyến khích, cổ vũ, khích lệ và phát triển.

          Trả lời hay
          10 Trả lời 16/06/21
          • Thanh Triều
            Thanh Triều

            Em muốn trở thành người như thế nào trong tương lai gợi ý cho em vs ạ

            Trả lời hay
            8 Trả lời 02/10/21
            • Bon
              Bon

              Phương pháp học và làm bài văn nghị luận xã hội

              - Trước hết bạn hãy tạo cho mình thói quen phân tích vấn đề mỗi ngày. Trước bất kì sự việc, hay một câu nói của ai đó hãy luôn cố gắng để phân tích ý nghĩa, hàm ý bằng khả năng của bản thân bạn.

              - Cập nhật thông tin một cách thường xuyên là không thể thiếu, hãy chú ý theo dõi chương trình thời sự, đọc sách, báo, tìm hiểu thông tin về các nhân vật nổi bật, chuyên mục kĩ năng sống mỗi ngày,.... hãy luôn để mọi thông tin trong tầm kiểm soát.

              - Cố gắng nhớ và hiểu ý nghĩa của các câu nói, hay một châm ngôn sống nào đó. Đọc sách tham khảo sẽ giúp khơi gợi những sáng tạo của bạn, đồng thời tích lũy được cách hành văn và phương pháp làm bài.

              - Học đi đôi với hành bạn nhé. Hãy tự mình đặt bút viết và phân tích, sau đó đọc lại và đối chiếu với đáp án. Điều này sẽ giúp bạn nhớ rất lâu và hiểu sâu sắc vấn đề hơn.

              Trả lời hay
              4 Trả lời 16/06/21
              • Ẩn Danh
                Ẩn Danh

                Bước 1: Giải thích (là gì)

                Bước 2: Phân tích (lý do)

                Bước 3: Bác bỏ (nếu không như vậy thì...)

                Bước 4: Bình luận, đánh giá

                Bước 5: Bài học nhận thức và hành động

                Trả lời hay
                4 Trả lời 29/09/22
                • Thùy Chi
                  Thùy Chi

                  B đọc lại bài này nhé https://vndoc.com/cach-lam-bai-van-nghi-luan-xa-hoi-dang-tong-hop-201326

                  Trả lời hay
                  2 Trả lời 16/06/21
                  • Xuka
                    Xuka

                    Các bài văn nghị luận xã hội (bai mẫu)https://vndoc.com/nhung-bai-van-nghi-luan-xa-hoi-hay-nhat-107996

                    Trả lời hay
                    1 Trả lời 29/09/22

                    Văn học

                    Xem thêm