Cách làm bài văn nghị luận xã hội (Dạng tổng hợp)
Dàn ý chi tiết bài văn NLXH dạng đề tổng hợp
Dàn ý chi tiết cho bài văn nghị luận xã hội do VnDoc biên soạn bám sát chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập lớp 12 trong quá trình ôn tập văn nghị luận xã hội, ôn thi học kì và luyện tập các đề văn lớp 12 có đáp án.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.
1. Văn nghị luận là gì?
1.1. Khái niệm văn nghị luận:
Nghị luận là một dạng văn bản mà người viết sử dụng những lập luận, lý lẽ của bản thân để bàn luận về một vấn đề, một sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống, hay là bàn luận đánh giá về một tác phẩm văn học, tư tưởng suy nghĩ của một ai đó. Nhằm làm rõ vấn đề cần phải nghị luận. Bài văn nghị luận là cần phải có tính thuyết phục cao, các lập luận trong bài cần có những dẫn chứng, những ví dụ cụ thể cho vấn đề đang bàn luận.
Văn nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống nói chung. Do đó phạm vi của dạng bài này rất rộng. Nó bao gồm những vấn đề tư tưởng, đạo lí cho đến lối sống, bên cạnh đó một đề văn nghị luận xã hội đôi khi đề cập tới những câu chuyện nổi bật trong cuộc sống hằng ngày.
Hiểu đơn giản, văn nghị luận xã hội là dạng văn yêu cầu viết về vấn đề xã hội. Nó khác với nghị luận văn học ở chỗ, không viết về tác phẩm, nhà văn. Để viết văn nghị luận tốt, học sinh cần rèn luyện 2 kỹ năng: chứng kinh và giải thích.
1.2. Đặc điểm của văn nghị luận:
Vấn đề quan trọng trong một bài văn nghị luận là cần phải có tính thuyết phục và sự mạch lạc thống nhất trong các luận điểm, luận cứ.
Các luận điểm, luận cứ nêu ra trong bài cần phải có những dẫn chứng, những ví dụ cụ thể rõ ràng, càng nhiều dẫn chứng ví dụ thì bài luận sẽ càng hay và sẽ làm sáng tỏ được vấn đề cần phải nghị luận.
2. Dàn ý chung bài văn nghị luận xã hội dạng đề tổng hợp
1. Mở bài
Dẫn dắt vào vấn đề.
Giới thiệu cả 2 vấn đề (nếu có 2 ý kiến phải trích dẫn cả 2).
2.Thân bài
a. Giải thích 2 vấn đề:
Giải thích ý nghĩa của vấn đề 1.
Giải thích ý nghĩa của vấn đề 2.
→ rút ra mối quan hệ của hai vấn đề: quan hệ đối lập hoặc quan hệ bổ sung.
b. Phân tích
Lần lượt phân tích ý nghĩa của cả 2 vấn đề.
Chốt lại ý nghĩa chung mà 2 vấn đề cùng đề cập.
c. Mở rộng chung:
Soi chiếu vấn đề ở nhiều phương diện khác nhau.
Phân tích hạn chế trong từng vấn đề.
d. Phản đề
Phê phán hành vi không đúng đắn trái với ý nghĩa mà 2 ý kiến đưa ra.
3. Kết bài
Bài học nhận thức được rút ra từ 2 ý kiến.
Khẳng định mối quan hệ giữa 2 vấn đề.
Rút ra bài học cho bản thân.
3. Một số dàn ý bài văn nghị luận xã hội dạng đề tổng hợp
Đề bài 1: Nêu suy nghĩ của anh/chị về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm trong cuộc sống hiện nay.
3.1. Dàn ý Nghị luận về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm.
2. Thân bài
a. Giải thích
Trách nhiệm: là ý thức, hành vi luôn làm tốt và trọn vẹn một việc gì đó của con người.
Vô trách nhiệm: trái ngược trách nhiệm, là việc không có ý thức muốn làm tốt việc của mình.
b. Phân tích
• Biểu hiện của người có trách nhiệm và người vô trách nhiệm:
- Người có trách nhiệm: luôn hoàn thành đúng hạn và làm tốt công việc được giao; không phải để người khác đốc thúc, nhắc nhở mình; biết nhìn vào thực tế, biết chấp nhận những lỗi lầm của bản thân và có ý thức sửa chữa, khắc phục.
- Người vô trách nhiệm: không quan tâm, mặc kệ những công việc mà bản thân mình được giao, không hoàn thành đúng hạn công việc hoặc chất lượng công việc không được tốt; không dám nhìn nhận thực tế vào những lỗi lầm của mình.
• Lợi ích và tác hại:
Lợi ích của trách nhiệm: giúp con người ta trưởng thành hơn, biết sắp xếp công việc, vươn lên trong cuộc sống; được người khác tín nhiệm, tin tưởng.
Tác hại của việc vô trách nhiệm: mất lòng tin ở mọi người, khó thành công trong công việc và cuộc sống…
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng để làm minh chứng cho người có trách nhiệm và người vô trách nhiệm trong bài làm văn của mình.
d. Mở rộng
Cuộc sống của mỗi người do mỗi người tự lựa chọn và định hướng, hãy trở thành một người để người khác học tập theo.
Khi chúng ta rèn luyện được đức tính “trách nhiệm”, ta sẽ rèn luyện được nhiều đức tính quý báu khác.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: tinh thần trách nhiệm và vô trách nhiệm; đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.
Đề bài 2: Có ý kiến cho rằng: “Cuộc sống là cuộc chạy đua với thời gian.” Lại có ý kiến khác nhận xét: “Đời người chỉ được sống một lần, hãy sống chậm và tận hưởng trọn vẹn cuộc sống.” Nêu quan điểm của anh/chị về hai ý kiến trên.
3.2. Dàn ý Nghị luận về ý kiến sống nhanh và sống chậm
1. Mở bài
Mỗi con người có một lí tưởng, một quan điểm sống khác nhau. Có ý kiến cho rằng: “Cuộc sống là…”. Lại có ý kiến khác nhận xét: “Đời người…”
2.Thân bài
a. Giải thích 2 vấn đề:
“Cuộc sống là…”: Thời gian là thứ khi nó đã qua đi chúng ta mãi mãi không bao giờ lấy lại được. Chính vì thế, chúng ta hãy sống thật nhiệt huyết, làm việc thật chăm chỉ.
“Đời người…”: Mỗi chúng ta chỉ được sống duy nhất một lần trên đời, hãy tận hưởng niềm vui, vẻ đẹp mà cuộc sống mang lại, sống chậm rãi, yêu thương nhiều hơn.
→ Hai ý kiến tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại bổ sung cho nhau để hoàn thiện ý nghĩa: Mỗi chúng ta hãy cố gắng làm việc, sống thật tốt để trở thành người có ích cho xã hội, bên cạnh đó cũng phải biết cân đối thời gian, tận hưởng mọi niềm vui mà cuộc sống mang lại.
b. Phân tích
Xã hội ngày càng phát triển, con người càng phải nỗ lực để xây dựng cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Để làm được điều đó, chúng ta phải cố gắng làm việc thật chăm chỉ, không lười biếng, dựa dẫm, trông chờ vào người khác.
Tuy nhiên, sau những giờ phút làm việc mệt mỏi, chúng ta cũng cần phải dành thời gian cho chính bản thân mình, sống với những đam mê, sở thích cá nhân, tận hưởng niềm vui của cuộc sống.
c. Mở rộng chung
Thử nghĩ xem, cuộc sống sẽ tẻ nhạt đến mức nào nếu mỗi con người chỉ biết làm việc như những chiếc máy, chẳng biết vui cũng không biết buồn?
Sẽ tệ hại ra sao nếu con người chỉ mải chơi, tập trung vào những thú vui, sở thích, đam mê riêng của bản thân mà không cố gắng lao động để đưa xã hội phát triển?
Mỗi ý kiến sẽ có một góc độ đúng đắn khác nhau, tuy nhiên để giá trị của nó hoàn thiện nhất là khi kết hợp hai ý kiến lại với nhau để nó bổ sung cho nhau.
Hai ý kiến góp phần giúp chúng ta nhận ra giá trị cốt lõi của cuộc sống cũng như biết tự cân bằng cuộc sống của mình sao cho vừa cống hiến, vừa tươi vui nhất.
d. Phản đề
Trong cuộc sống vẫn còn không ít những người đặt cái tôi bản thân quá cao, họ đề cao những giá trị lợi ích của bản thân cũng như tập trung quá nhiều vào những sở thích riêng của mình mà lơ đãng, không thực sự cố gắng trong sự nghiệp.
Bên cạnh đó, cũng có không ít người “tham công tiếc việc” ngày đêm làm việc như những chiếc máy để rồi khi ngẩng đầu lên mới thấy những điều tốt đẹp đã vụt khỏi tầm tay.
→ Chúng ta cần tự biết cân bằng lại giữa làm việc và tận hưởng cuộc sống để có được sự thoải mái nhất cho bản thân mình.
3. Kết bài
Hai ý kiến mang những giá trị khác nhau nhưng bổ sung cho nhau để hoàn thiện ý nghĩa giúp con người ta có cuộc sống tốt hơn.
Đề bài 3: Bình luận quan điểm của anh/chị về ý kiến: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa
3.3. Dàn ý Nghị luận xã hội về quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Sự cống hiến: việc mỗi con người cố gắng lao động, làm việc, tạo ra của cải vật chất để giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn, góp phần phát triển nước nhà đồng thời sẵn sàng góp công góp sức khi tổ quốc cần.
Hưởng thụ: là việc mỗi con người tận hưởng thành quả lao động của mình, hòa mình vào với những niềm đam mê, cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống.
Hai ý kiến tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại bổ sung cho nhau cùng hoàn thiện ý nghĩa: là con người chúng ta cần sống hết mình, lao động và làm việc để tạo ra thành tựu cho bản thân và góp phần phát triển đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần dành thời gian cho bản thân để rèn luyện sức khỏe, tận hưởng vẻ đẹp muôn màu để thấy cuộc sống này thật đáng sống.
b. Phân tích
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.
Mỗi con người chỉ sống một lần duy nhất, ngoài những giờ tập trung làm việc, chúng ta cũng cần dành thời gian cho bản thân, tìm kiếm thêm nhiều trải nghiệm, đến những vùng đất mới để học hỏi được nhiều điều thú vị khác nhau,…
Nếu học tập và làm việc chăm chỉ giúp con người phát triển về trí tuệ thì việc tận hưởng cuộc sống nuôi dưỡng chúng ta về tâm hồn, đây là hai yếu tố quan trọng để hoàn thiện một con người, mỗi chúng ta cần biết cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, được nhiều người biết đến.
d. Phản đề
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác. Lại có những người sống cực đoan, chỉ lo làm việc mà không chú tâm đến việc bồi dưỡng tâm hồn… những người này cần xem xét lại chính bản thân mình.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Đề bài 4: Bàn luận về cách nhìn nhận cuộc sống, con người trong xã hội qua “tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa”.
Đề bài 5: Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có câu :”Không thầy đố mày làm nên”.
Qua câu tục ngữ trên anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của người thầy trong xã hội hiện tại.
Đề bài 6: Trong tác phẩm "hồn Trương Ba, da hàng thịt", nhân vật Trương Ba đã bày tỏ quan niệm sống qua câu "Không thể bên ngoài một đằng, bên trọng một nẻo được". Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về quan niệm trên.
Đề bài 7: Bàn luận về cách nhìn nhận cuộc sống, con người trong xã hội qua "tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa".
4. Mẹo phân biệt đề nghị luận về tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống
Trong quá trình học tập, nhiều học sinh thường gặp phải những đề bài mà không chắc chắn rằng chúng là về tư tưởng đạo lí hay về hiện tượng đời sống. Ranh giới giữa hai loại này thường mờ nhạt, và đôi khi việc xác định cũng không dễ dàng. Trong trường hợp xác định sai, kết quả có thể làm bài luận trở nên không chính xác hoặc thiếu tính thuyết phục. Vì vậy, một kinh nghiệm đơn giản như sau có thể được áp dụng:
(1) Nếu vấn đề được đề cập trong đề bài là điều mà chúng ta có thể nhìn thấy, quan sát được trực tiếp, thì đó là một hiện tượng đời sống. Ví dụ như vấn đề về ô nhiễm môi trường, việc hút thuốc, nghiện game, bạo lực,... đều là những hiện tượng mà chúng ta có thể quan sát trực tiếp.
(2) Nếu vấn đề không thể nhìn thấy được và chúng ta phải điều tra sâu vào bên trong, tức là nó tồn tại ẩn trong ý nghĩa, trong tư tưởng, thì đó là tư tưởng đạo lí. Ví dụ như sự biết ơn, lòng tự hào dân tộc, truyền thống "uống nước nhớ nguồn", lòng hiếu thảo, hoặc lòng bất hiếu... Tất cả những tư tưởng này đều tồn tại ẩn trong suy nghĩ, trong trái tim và trong tâm trí của mỗi người.
----------------------
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi: