Nghị luận xã hội về chủ quyền biển đảo

Văn mẫu: Nghị luận xã hội về chủ quyền biển đảo được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 11 hay dành cho các em học sinh tham khảo.

I. Dàn ý nghị luận về chủ quyền biển đảo

Dàn ý nghị luận về chủ quyền biển đảo mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: chủ quyền biển đảo.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình.

2. Thân bài

a. Giới thiệu về biển đảo Việt Nam

Vùng biển nước ta có diện tích khoảng hơn 1 triệu km2 trải dài từ Bắc vào Nam với nhiều bãi biển đẹp có giá trị du lịch, thương mại, công nghiệp.

Vùng biển Việt Nam dồi dào, phong phú về động thực vật cũng như những nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ cuộc sống con người.

Vung biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.

b. Chủ quyền biển đảo

Biển đảo của Việt Nam từ xa xưa đã được chứng minh chủ quyền và trở thành bộ phận cấu thành nên phạm vi chủ quyền lãnh thổ của nước ta, biển cùng với đảo và quần đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ đất liền, là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương.

Chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ xưa đến đã được ghi chép rõ ràng trong lịch sử và được toàn thế giới công nhận, chúng ta có toàn quyền sử dụng, khai thác và sở hữu đối với vùng biển thuộc lãnh thổ của mình.

c. Mở rộng

Trong những năm gần đây, những tranh chấp diễn ra trên biển đảo ảnh hưởng không nhỏ đến tình tình trật tự an ninh quốc phòng và đời sống nhân dân biển đảo.

Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam gây ảnh hưởng và tác động to lớn đến cuộc sống người dân cũng như quan hệ giữa hai nước.

d. Liên hệ bản thân

Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, chúng ta cần có nhận thức sâu sắc về chủ quyền biển đảo hưởng hứng tích cực tham gia các hoạt động khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam;, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: chủ quyền biển đảo.

Dàn ý nghị luận về chủ quyền biển đảo mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Vấn đề chủ quyền biển đảo luôn là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu trong các mục tiêu của quốc gia, bởi chủ quyền biển đảo cũng chính là chủ quyền lãnh thổ dân tộc, bảo vệ chủ quyền biển đảo là bảo vệ cuộc sống và tương lai của chúng ta

2. Thân bài

- Biển đảo Việt Nam:
+ Vùng biển: Vùng biển của Việt Nam có diện tích hơn 1 triệu km2 bao gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa
+ Hệ thống đảo và quần đảo: Có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, đảo lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa) và 12 huyện đảo thuộc 9 tỉnh

- Chủ quyền biển đảo Việt Nam: Biển đảo của Việt Nam từ xa xưa đã được chứng minh chủ quyền và trở thành bộ phận cấu thành nên phạm vi chủ quyền lãnh thổ của nước ta, biển cùng với đảo và quần đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ đất liền, là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương.
- Tình hình chủ quyền biển đảo hiện nay: Vấn đề chủ quyền biển đảo hiện nay vô cùng phức tạp do sự xâm phạm chủ quyền bất hợp pháp của các quốc gia trên vùng biển và đảo của Việt Nam
- Vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo: Chúng ta luôn bảo vệ cho quyền chủ quyền đối với biển đảo quốc gia, mỗi người dân Việt Nam đều được trang bị kiến thức về biển đảo và chủ chủ quyền biển đảo của dân tộc, ý thức sâu sắc về sự thiêng liêng của biển đảo đối với đất nước

3. Kết bài

Nhận thức và hành động: Trang bị cho mình kiến thức về chủ quyền biển đảo, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên trường quốc tế đồng thời lên án và đấu tranh với những hành động xâm phạm đến chủ quyền biển đảo Việt Nam.

II. Văn mẫu Nghị luận về chủ quyền biển đảo

Nghị luận về chủ quyền biển đảo mẫu 1

Mỗi quốc gia có một chủ quyền lãnh thổ riêng, một quốc kì riêng bất khả xâm phạm. Bên cạnh vùng đất liền, vùng trời, chủ quyền biển đảo của Việt Nam cũng là một vấn đề nan giải nhiều năm nay nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận. Vùng biển nước ta có diện tích khoảng hơn một triệu ki-lô-mét vuông trải dài từ Bắc vào Nam với nhiều bãi biển đẹp có giá trị du lịch, thương mại, công nghiệp. Vùng biển Việt Nam dồi dào, phong phú về động thực vật cũng như những nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ cuộc sống con người. Vùng biển nước ta cũng có hơn 4000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Biển đảo của Việt Nam từ xa xưa đã được chứng minh chủ quyền và trở thành bộ phận cấu thành nên phạm vi chủ quyền lãnh thổ của nước ta, biển cùng với đảo và quần đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ đất liền, là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương. Chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ xưa đến đã được ghi chép rõ ràng trong lịch sử và được toàn thế giới công nhận, chúng ta có toàn quyền sử dụng, khai thác và sở hữu đối với vùng biển thuộc lãnh thổ của mình. Trong những năm gần đây, những tranh chấp diễn ra trên biển đảo ảnh hưởng không nhỏ đến tình tình trật tự an ninh quốc phòng và đời sống nhân dân biển đảo. Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam gây ảnh hưởng và tác động to lớn đến cuộc sống người dân cũng như quan hệ giữa hai nước. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, chúng ta cần có nhận thức sâu sắc về chủ quyền biển đảo hưởng hứng tích cực tham gia các hoạt động khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Ngày nay, nhân dân và đặc biệt là thế hệ trẻ ngày càng có ý thức rõ ràng về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Mọi người dân thể hiện tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc một cách mạnh mẽ. Đa phần các bạn trẻ biết tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc. Những sản phẩm phim ảnh, ca nhạc có chứa nội dung vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam đều nhận được sự phản đối quyết liệt của cộng đồng. Những chiếc áo có in logo Trường Sa, Hoàng Sa hay những video tiktok có bản đồ Việt Nam với đầy đủ quần đảo,… được giới trẻ sáng tạo một cách độc đáo. Chúng vừa mới mẻ, sáng tạo lại vừa thể hiện được tinh thần yêu nước. Là người Việt Nam chúng ta cần có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc và ra sức bảo vệ, tự hào về chủ quyền biển đảo của nước ta và giữ vững chủ quyền đó để con cháu đời sau có tài nguyên cũng như tiếp bước những truyền thống vẻ vang, tốt đẹp này.

Nghị luận về chủ quyền biển đảo mẫu 2

Tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Trước tình hình căng thẳng của biển Đông, "Thanh niên cần làm gì để bảo vệ Tố quốc?", là câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bạn trẻ khi đề cập đến thời sự biển Đông.

Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của người Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học. Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay, đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: bắt ngư dân Việt làm ăn, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa...

Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.

Đê bảo vệ chủ quyền biển đảo, thanh niên, học sinh cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biến đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa... tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng

và Nhà nước ta về vấn đề biển Đông cũng như nội dung của luật pháp, chế độ pháp lý của các vùng biển theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

Thanh niên cần hưởng ứng tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đào của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Thanh niên phải là hậu thuẫn, là cho dựa tình cảm vững chắc của những người lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo.

Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể.

Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn "các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước".

Nghị luận về chủ quyền biển đảo mẫu 3

Biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt trong mỗi người con dân đất Việt, biển đảo Việt Nam nói riêng và biển Đông nói chung đã trở thành một hữu thể không tách rời. Cuộc sống của nhân dân ta từ bao đời nay đã gắn bó với biển, đảo trên những con thuyền ra khơi đánh dấu chủ quyền và bảo vệ bờ cõi đất nước. Vấn đề chủ quyền biển đảo luôn là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu trong các mục tiêu của quốc gia, bởi chủ quyền biển đảo cũng chính là chủ quyền lãnh thổ dân tộc, bảo vệ chủ quyền biển đảo là bảo vệ cuộc sống và tương lai của chúng ta.

Biển đảo của nước ta bao gồm hai bộ phận là vùng biển và hệ thống các đảo, quần đảo. Vùng biển của Việt Nam có diện tích hơn 1 triệu km2 bao gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển dài 3260km với 28 tỉnh, thành phố giáp biển, vùng biển của nước ta tiếp giáp với 8 quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Campuchia, Sin-ga-po. Nằm trong vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, đảo lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa) và 12 huyện đảo thuộc 9 tỉnh. Biển đảo của Việt Nam từ xa xưa đã được chứng minh chủ quyền và trở thành bộ phận cấu thành nên phạm vi chủ quyền lãnh thổ của nước ta, biển cùng với đảo và quần đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ đất liền, là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương. Khẳng định được chủ quyền của nước ta đối với biển đảo chính là cơ sở để khẳng định chủ quyền với vùng biển, thềm lục địa xung quanh đảo. Vấn đề chủ quyền biển đảo hiện nay vô cùng phức tạp do sự xâm phạm chủ quyền bất hợp pháp của các quốc gia trên vùng biển và đảo của Việt Nam. Tuy nhiên, hàng nghìn những bằng chứng lịch sử từ ngàn đời đã chứng minh việc chiếm hữu và thực thi quyền chủ quyền đối với hai quần đảo này từ khi chúng còn là vùng đất vô chủ. Với các vùng biển, đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ta cũng đã khẳng định và thực thi chủ quyền một cách rõ ràng, liên tục, hòa bình và phù hợp với các quy định của quốc tế.

Vấn đề chủ quyền biển đảo luôn là vấn đề nóng bởi các nước trong khu vực đều nhận thức được vị trí chiến lược của biển Đông, nơi đây vừa là ngã tư đường hàng hải quốc tế lại có nguồn tài nguyên giàu có nên các quốc gia quanh biển Đông đã chú ý và tích cực các hoạt động tranh chấp, khai thác và xâm phạm. Trước những sự khuấy động và tác động tiêu cực của các quốc gia xung quanh, nước ta luôn phải giải quyết vấn đề tranh chấp về chủ quyền vốn đã được Liên Hợp Quốc và cả thế giới công nhận. Đối với các vùng biển, đảo xảy ra tranh chấp nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng, nước ta luôn khẳng định chủ quyền không tranh cãi, khẳng định quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở biển Đông. Trong những năm gần đây, những tranh chấp diễn ra trên biển đảo ảnh hưởng không nhỏ đến tình tình trật tự an ninh quốc phòng và đời sống nhân dân biển đảo, Đảng và Nhà nước ta luôn dựa trên những pháp lý quốc tế để có những thỏa thuận với những nước trong khu vực, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trên hòa bình, làm rõ chủ quyền với một số vùng biển, đảo và quần đảo có tranh chấp. Chúng ta luôn bảo vệ cho quyền chủ quyền đối với biển đảo quốc gia, mỗi người dân Việt Nam đều được trang bị kiến thức về biển đảo và chủ chủ quyền biển đảo của dân tộc, ý thức sâu sắc về sự thiêng liêng của biển đảo đối với đất nước. Bên cạnh đó, ta tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế để khẳng định chủ quyền của mình trên biển Đông, khẳng định với toàn thế giới rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Thế hệ chúng ta hôm nay được sống trong hòa bình là nhờ công ơn của cha anh đã ngã xuống bảo vệ quê hương, đất nước, biển đảo thân thương. Chính vì vậy, chúng ta phải tích cực học tập, lao động và rèn luyện hơn nữa để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc. Trang bị cho mình kiến thức về chủ quyền biển đảo, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên trường quốc tế đồng thời lên án và đấu tranh với những hành động xâm phạm đến chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Nghị luận về chủ quyền biển đảo mẫu 4

Việt Nam là một đất nước giàu đẹp không chỉ về truyền thống văn hóa lịch sử, nếp sống của con người mà còn nổi tiếng về tài nguyên thiên nhiên. May mắn có được sự ưu ái của thiên nhiên giúp cho đất nước có hệ thống sinh học phong phú, đa dạng, hệ sinh thái rừng và không kém phần quan trọng đó là có nhiều đảo, quần đảo và nằm trong khu vực có Biển Đông đi qua. Điều này giúp cho chúng ta có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nhưng cũng mang lại nhiều bất lợi mà chúng ta không ngờ đến.

Biển Đông là một vùng biển rộng lớn, là một biển rìa lục địa và cũng là một phần của Thái Bình Dương. Biển Đông có tên tiếng anh là South China Sea, đứng thứ tư thế giới về diện tích với diện tích khoảng 3.447.000 km2. Biển Đông có nhiều đảo và quần đảo trực thuộc, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trong nhiều thế kỉ qua, mang giá trị kinh tế lớn cho các quốc gia trong khu vực, và là tuyến đường giao thông quan trọng giữa các nước. Vịnh Bắc Bộ cũng trực thuộc Biển Đông, bao chứa hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có Vịnh Hạ Long nổi tiếng về sự kì vĩ và vẻ đẹp nên đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Biển Đông có hệ sinh thái phong phú với nhiều hải sản mang giá trị kinh tế cao, là nguồn thu nhập chính của ngư dân các vùng ven biển. Ngoài ra, đây còn là tuyến đường giao thông, có giá trị thương mại, du lịch, quốc phòng quan trọng của dân tộc. Biển Đông mang lại lợi ích to lớn như thế nhưng hiện nay con người lại đang rút mòn sự sống của nó bởi chất thải, những nguồn chất thải độc hại được xả thẳng xuống biển khiến cho nước biển ngày càng bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh cảnh và hệ sinh thái biển.

Rồi chưa dừng lại ở đó, vì lòng tham vô đáy của con người mà dẫn đến nhiều xung đột để thu lợi ích về tay mình. Cụ thể là dạo gần đây nước láng giềng Trung Quốc đã không từ bỏ thủ đoạn để công kích, quấy phá hoạt động của chúng ta ở Biển Đông nhằm đạt được mục đích xấu xa của chúng. Đúng vậy, lòng tham của con người là không đáy, khi đã có được thứ này con người ta lại càng muốn nhiều hơn nữa và điều này hoàn toàn đúng với Trung Quốc. Là một nước phát triển và được mệnh danh là nước đông dân nhất thế giới thế nhưng Trung Quốc lại ỷ người đông thế mạnh đem vũ lực và sự hùng mạnh về kinh tế, chính trị để gây phá nước láng giềng. Chúng đã thành công trong việc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của chúng ta nhưng vẫn chưa đủ, vì vậy, những con người tham lam ấy lại tiếp tục giở thủ đoạn nhằm chiếm đoạt nốt quần đảo Trường Sa. Vấn đề vẫn chưa dừng lại ở đó mà còn trở nên gay cấn hơn bao giờ hết khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan rồi có hàng loạt các hành động gây hấn ở vùng biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam để đẩy nước ta vào cuộc chiến tranh tàn khốc. Chính phủ Trung Quốc đưa nhiều tàu quân sự, tàu chiến vào vùng biển Việt Nam để kích động gây chiến tranh, gây áp lực bằng quân sự chưa đủ chúng còn chống phá ngư dân Việt Nam không cho họ khai thác thủy, hải sản. Quân địch gây sự trên ngay chính vùng biển thuộc chủ quyền của chúng ta. Chúng giở thủ đoạn kích động người dân Việt Nam, yêu cầu chính quyền ta có biện pháp chống trả thế nhưng với tài quân sự và bộ óc chiến lược của mình chúng ta đã xử lý đúng đắn khiến cho Trung Quốc thất vọng vì không đạt được mục đích của mình. Lòng tham của Trung Quốc không bao giờ ngừng lại và chúng vẫn giữ suy nghĩ xâm chiếm Biển Đông bằng mọi cách.

Các vấn đề liên quan đến chủ quyền Biển Đông vẫn tiếp diễn và dường như chưa có hồi kết, nhưng chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác và tỉnh táo tránh để kẻ thù đạt được mục đích. Như đã biết từ xưa đến giờ Trung Quốc luôn có ý định lăm le xâm lược nước ta, chún có âm mưu chiếm đoạt, đồng hóa nhân dân ta nhưng không thành. Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, người dân Việt Nam luôn phải đấu tranh để giành lại độc lập tự do vốn có của mình và những nỗ lực ấy đã được đáp lại bằng hòa bình dân tộc. Nhưng khi đã giành được độc lập tự do, chúng ta vẫn phải tỉnh táo và đề cao cảnh giác với "Người hàng xóm tham lam". Trung Quốc có nhiều âm mưu, thủ đoạn nhằm chống phá kinh tế của nước ta, chúng khiến những người dân hạn hẹp về kiến thức bị mất trắng, thua lỗ trong chăn nuôi hay trồng trọt bằng cách đẩy mạnh giá sản phẩm lên rồi khi người dân đổ xô vào mặt hàng đấy thì lập tức không thu mua khiến người dân mất trắng. Bởi vậy việc giáo dục kiến thức cho người dân là rất quan trọng, giúp họ tránh được những "cú lừa" của kẻ thù. Biển Đông mang lại giá trị quan trọng cho quốc gia vậy nên mỗi người cần có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, tích cực, hăng say học tập và rèn luyện để có đủ hiểu biết trước những âm mưu kẻ thù. Chăm chỉ rèn luyện sức khỏe để sẵn sàng bảo vệ tổ quốc khi vấn đề tranh chấp biển đảo nổ ra. Tích cực sống lành mạnh, bảo vệ môi trường biển đảo, phát triển hệ sinh thái biển cũng là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta.
Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta những giá trị to lớn, rừng vàng, biển bạc là những giá trị to lớn mà chúng ta cần phải gìn giữ và phát triển. Ngoài bảo vệ biển, chúng ta cũng cần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng quý giá, đó là lá phổi xanh của trái đất giúp chúng ta có bầu không khí trong lành và khỏe mạnh. Trong thời đại mới, trách nhiệm của mỗi người là rất quan trọng vì vậy hãy học tập để trở thành người hiểu biết, có tri thức góp phần xây dựng nước nhà. Là một học sinh, em tự nhận thấy trách nhiệm của mình là phải không ngừng học tập để nâng cao hiểu biết, có cơ hội hòa nhập để quảng bá vẻ đẹp của đất nước, giao lưu kết bạn với bạn bè năm châu để mở rộng kiến thức phục vụ nước nhà.

Nghị luận về chủ quyền biển đảo mẫu 5

Hiện nay, vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam chính là một trong những vấn đề nhạy cảm, mang tính thời sự, chính trị quốc gia. Theo như thời sự báo đài đưa tin, Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của Việt Nam: kẻ đường lưỡi bò, đặt giàn khoan tùy tiện hay đưa tàu thuyền vào biển VN. Dưới nỗ lực đàm phán và giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phía VN đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động như vậy vì nó là vi phạm công ước quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng đưa ra được những bằng chứng chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai hòn đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hơn nữa, các quốc gia bạn bè cũng lên tiếng về hành động vi phạm chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc. Về phía nhân dân, cả nước VN chung lòng thống nhất hướng về biển đảo, hướng về với lòng biết ơn những người lính hải đảo đang hy sinh thầm lặng từng ngày bảo vệ chủ quyền đất nước. Tuy nhiên, có 1 bộ phận nhỏ người dân thiếu hiểu biết, bị các đối tượng xấu kích động, xúi giục gây nên bạo loạn ở 1 số vùng. Có thể nói, đây chính là vấn đề nhạy cảm của quốc gia nên theo em, đối với vấn đề biển đảo VN, người dân cần có tinh thần cảnh giác trước các đối tượng xấu lợi dụng kẽ hở chính trị của VN mà phản động, người dân cần đoàn kết chung lòng yêu nước bằng tinh thần yêu nước sáng suốt, trong sạch. Đồng thời, hoạt động tuyên truyền để tình yêu biển đảo được thấm nhuần trong tư tưởng của biết bao thế hệ trẻ. Tóm lại, vấn đề chủ quyền biển đảo của VN chính là một trong những vấn đề mà nhà nước cần đấu tranh về lâu, về dài và cần sự đoàn kết của nhân dân VN.

Nghị luận về chủ quyền biển đảo mẫu 6

Trước tình hình an nguy tới vận mệnh quốc gia, chủ quyền dân tộc; đồng hành với dân tộc Việt Nam ; thế hệ trẻ chúng ta cần nâng cao ý thức trách nhiệm đối với đất nước bằng những việc làm thiết thực. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết thanh niên và thanh niên học sinh nói riêng phải xác định phải giữ biển đảo bằng tri thức về chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển đông. Thanh niên cần hưởng hứng và tích cực tham gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo. Điều quan trọng , thanh niên cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết để tạo nên sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta cần sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể. Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn”các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.

Nghị luận về chủ quyền biển đảo mẫu 7

Biển đảo được hiểu là khu vực nước thuộc lãnh thổ của một quốc gia được bao quanh bởi các vùng nước trên mặt biển. Biển đảo có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất. Tầm quan trọng của biển đảo là rất lớn. Đầu tiên, biển đảo là nguồn tài nguyên quý giá cho con người, bao gồm nguồn lương thực, dầu khí, khoáng sản và các loài sinh vật biển. Biển cũng cung cấp cho con người nguồn thu nhập thông qua các hoạt động đánh bắt hải sản, du lịch và vận chuyển hàng hóa.

Bên cạnh đó, biển đảo đối với nước ta hiện nay còn đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Hầu hết hàng hóa trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển và các con đường tàu biển quan trọng nhất đi qua các khu vực biển đảo. Thứ ba, biển đảo cũng đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường. Biển đảo là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật và vi khuẩn, và là nguồn cung cấp oxy cho hầu hết sinh vật sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, biển đảo cũng đang đối mặt với các vấn đề về ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu, đánh bắt quá mức và các hoạt động xây dựng hạ tầng trên biển. Vì vậy, việc bảo vệ biển đảo và sử dụng tài nguyên biển đảo một cách bền vững là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho con người và các loài sinh vật khác.

Bảo vệ chủ quyền biển đảo là một vấn đề rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có đường bờ biển dài, trong đó có Việt Nam ta. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo đồng nghĩa với việc đảm bảo an ninh và sự phát triển bền vững cho đất nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Hiện nay, nước ta đang phải đối mặt với vấn đề tranh chấp về chủ quyền biển đảo, cụ thể là Hoàng Sa và Trường Sa. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, nước ta cần tăng cường hoạt động tuần tra và kiểm soát trên biển. Điều này bao gồm cả các hoạt động của các tàu cá và tàu thương mại, đặc biệt là các tàu của các quốc gia khác.

Nhà nước Việt Nam cần có những chiến lược và kế hoạch chặt chẽ để bảo vệ các vùng biển quan trọng của mình, đồng thời phối hợp với các nước khác trong việc ngăn chặn các hoạt động phi pháp và giải quyết các tranh chấp biển đảo. Bên cạnh đó, nước ta cần tập trung đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng để tăng cường khả năng giám sát và kiểm soát trên biển. Các công nghệ như các hệ thống định vị vệ tinh, các thiết bị phát hiện và theo dõi, các thiết bị giám sát môi trường và các công nghệ thông tin liên lạc sẽ giúp các chiễn sĩ, cơ quan có thẩm quyền nước ta nắm bắt thông tin và phản ứng nhanh chóng đối với các hoạt động phi pháp trên biển. Ngoài ra, nước ta cần đưa ra các chính sách phù hợp để khuyến khích ngư dân và các tổ chức kinh tế đóng góp vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Nghị luận về chủ quyền biển đảo mẫu 8

Hiện nay, biển đảo đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của đất nước ta. Tuy nhiên, chủ quyền biển đảo đang đối mặt với nhiều thách thức và tranh chấp, đặc biệt là vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo ở nước ta. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là một vấn đề đáng quan tâm, cần được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Vấn đề chủ quyền biển đảo đang trở thành một thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, đặc biệt là khi các quốc gia này đang cạnh tranh để có được tài nguyên tự nhiên quý giá trên biển. Các tranh chấp chủ quyền biển đảo không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh và ổn định trong khu vực mà còn gây rối loạn tình hình kinh tế và thương mại quốc tế. Hơn nữa, việc không giải quyết tốt tranh chấp chủ quyền biển đảo có thể dẫn đến các xung đột vũ trang, gây nguy hiểm cho sự sống của hàng triệu người dân trong khu vực. Để giải quyết vấn đề chủ quyền biển đảo, các quốc gia trong khu vực cần tôn trọng các nguyên tắc quốc tế về luật biển và chủ quyền biển đảo.

Để việc bảo vệ chủ quyền biển đảo tốt nhất, ngoài việc tôn trọng các nguyên tắc quốc tế về luật biển và quốc tế, các quốc gia trong đó có Việt Nan cần tăng cường hợp tác, giao lưu và đối thoại với nhau để giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo. Điều này giúp tránh được các xung đột vũ trang và đảm bảo an ninh, ổn định và phát triển của khu vực. Đồng thời, cần có các cơ chế và thủ tục hiệu quả để giải quyết tranh chấp một cách công bằng và chính đáng.

Bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đất nước ta. Vì vậy, cần có sự tham gia tích cực của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các quốc gia có sức ảnh hưởng và tài nguyên kinh tế lớn, để giúp các quốc gia trong khu vực giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo. Để làm được như vậy thì nhân dân ta cần thiết phải tích cực tuyên truyền, truyền bá các tư tưởng, khẳng định chủ quyền biển đảo.

Cuối cùng, để bảo vệ chủ quyền biển đảo, mỗi người dân, mỗi cá nhân cần nâng cao năng lực quân sự, đặc biệt là trong lĩnh vực hải quân và an ninh biển. Việc nâng cao năng lực quân sự sẽ giúp các quốc gia ta có thể đối phó với các thách thức an ninh từ các quốc gia khác trong khu vực và đảm bảo an ninh và ổn định trên biển đảo.

Nghị luận về chủ quyền biển đảo mẫu 9

Trong tổng quan, bảo vệ chủ quyền biển đảo là một vấn đề quan trọng, đòi hỏi sự chú ý và ưu tiên của các quốc gia, đặc biệt là vấn đề bảo đảm chủ quyền biển đảo ở đất nước ta. Việc đảm bảo chủ quyền biển đảo sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và xã hội của nước ta, cũng như đảm bảo an ninh và ổn định quốc gia, giữ vững chủ quyền dân tộc. Tuy nhiên, việc bảo vệ chủ quyền biển đảo đôi khi gặp phải nhiều khó khăn và thách thức.

Các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và một số nước khác có cùng đường bờ biển thường gây ra căng thẳng và xung đột, đặc biệt là khi các quốc gia khác sử dụng các biện pháp vũ trang vào Việt Nam để thực hiện quyền chủ quyền của mình trên biển. Để giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo một cách bình đẳng và công bằng, cần có sự hợp tác giữa các quốc gia, tăng cường hoạt động đối ngoại để giữ hòa khí.

Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác, giao lưu và đối thoại giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực để giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo. Điều này giúp tránh được các xung đột vũ trang và đảm bảo an ninh, ổn định và phát triển của khu vực. Việt Nam cần tham gia tích cực vào các diễn đàn và cơ chế hợp tác với các nước trong khu vực và tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương để tăng cường hợp tác và giải quyết các tranh chấp với nước ta hiện nay.

Nghị luận về chủ quyền biển đảo mẫu 10

Yêu nước có nghĩa là quý trọng sâu sắc nơi chúng ta sinh ra – từ những con đường làng mà chúng ta đi học trong hai ngày, đến những quần đảo ngoài khơi đang làm việc không mệt mỏi để bảo vệ tổ quốc. Lãnh thổ nước ta vượt ra ngoài đất liền, vùng trời và biển để bao gồm cả các hòn đảo xa xôi. Như Bác Hồ đã từng nói: “Ngày xưa có đêm có rừng, ngày nay có ngày có nắng, có biển. Biển nước ta dài và đẹp. Chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”.

Từ nhỏ, tôi đã thường nghe mẹ và bà hát những bài hát ru ngọt ngào về đất nước xinh đẹp của chúng ta – với rừng vàng biển bạc. Lớn lên, tôi vùi đầu vào những trang sử và càng yêu sâu sắc hơn mọi khía cạnh của quê hương. Đất nước chúng ta không chỉ giới hạn ở đất liền nơi chúng ta sinh sống mà còn bao gồm bầu trời rộng lớn với những đàn chim bay và những hòn đảo nhỏ ngoài khơi, là hệ thống tiền phương để ngày ngày bảo vệ đất nước chúng ta.

Thực vậy, biển đảo là một phần không thể thiếu của Tổ quốc ta. Chúng ta may mắn được sinh ra và lớn lên trong thời bình, nhưng lịch sử đã chỉ ra rằng 10 trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược nước ngoài đều bắt đầu từ trên biển. Việt Nam nắm giữ một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất trên thế giới, khiến biển trở thành một phần quan trọng trong nền quốc phòng của chúng ta.

Biển không chỉ là người bạn của con người mà còn là người mẹ nuôi dưỡng con người. Các làng chài ven biển sống dựa vào biển và sản lượng đánh bắt dồi dào là quà tặng của thiên nhiên dành cho chúng ta. Biển còn là nơi có các đảo có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự phòng thủ của ta, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những người lính dũng cảm của chúng ta bảo vệ quê hương từ xa và chúng ta tự hào về họ.

Hơn nữa, biển còn là chứng nhân cho lịch sử và chủ nghĩa anh hùng của dân tộc ta. Nhà tù Côn Đảo nằm ở huyện đảo Phú Quốc là lời nhắc nhở sâu sắc về biết bao người đã hy sinh vì hòa bình, độc lập của quê hương. Biển đã chứng kiến vô số chiến binh, đã đổ cả máu và nước mắt. Như một nhạc sĩ nào đó đã từng viết:

“Ơi biến Việt Nam, ơi sóng Việt Nam,
Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng,
Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương,
Biển lại hát tình ca, biển kể chuyện quê hương”

Biển đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Nó không chỉ cung cấp cho con người nguồn tài nguyên hải sản, dầu khí dồi dào mà còn là nơi để con người tìm lại sự cân bằng sau những ngày làm việc mệt mỏi. Ngoài ra, biển còn có ý nghĩa chính trị to lớn. Những năm gần đây, vô số thanh niên đã xung phong ra biển đảo để bảo vệ quê hương. Họ là những tấm gương sáng để thế hệ trẻ chúng ta noi theo, tiếp nối truyền thống yêu nước vĩ đại của dân tộc.

Lòng yêu nước là truyền thống quý báu hàng nghìn năm của dân tộc ta. Đó là tình yêu dành cho những điều bình dị, nhỏ bé nhất và trong số đó có tình yêu biển đảo. Thế hệ trẻ chúng ta lớn lên trong thời bình cần tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước biển đảo quê hương. Bởi biển đảo là tuyến đầu bảo vệ trái tim của Tổ quốc.

--------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Nghị luận xã hội về chủ quyền biển đảo cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập nhé. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 11, soạn bài lớp 11 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 12.388
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm